daigai

Well-Known Member
Chắc hẳn trong chúng ta nhiều bạn trẻ đã từng tự hỏi nguyên nhân nào khiến đồng tiền Việt Nam mất giá kỷ lục chỉ trong vào 20 năm, sau đó ổn định hơn?

Nguyên nhân mất giá đồng tiền là do lạm phát cao. Vậy tại sao lạm phát lại quá cao trong thời kỳ đó?

Lạm phát là gia tăng giá cả một cách lâu bền, và kết quả là làm giảm giá trị đồng tiền so với hàng hoá và dịch vụ. Nói một cách tổng quát, lạm phát thường phát sinh vì mức cầu tăng (demand-pull inflation) hay chi phí sản xuất tăng (cost-push inflation) hay do cả hai yếu tố, Ngoài ra, lạm phát còn gây ra bởi sự phát hành tiền giấy và tín dụng quá mức. Ba yếu tố này lại thường lại liên quan đến nhau.


Lạm Phát và giảm phát trong giai đoạn 1980-2003

Trong thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, Việt-Nam trải qua một nạn lạm phát phi mã. Mức lạm phát gia tăng từ 125% vào năm 1980 lên đến 487% vào năm 1986. Sau khi chính sách “đổi mới” và thả lỏng giá cả được thi hành vào năm 1986, mức lạm phát giảm xuống 301.3% vào năm 1987, 67% vào năm 1990, và 4.2% vào năm 1999.

Nạn lạm phát phi mã trong gần hai thập niên gây ra bởi một lý do chính là nhà nước tài trợ ngân sách thiếu hụt bằng cách in thêm tiền.
Ngoài ra nhu cầu của dân chúng, nhất là về thực phẩm thì nhiều mà hàng hoá sản xuất ra thì quá ít. Ngân sách thiếu hụt vì phải nuôi khoảng 200,000 quân đóng ở kampuchia trong khi không nhận một đồng viện trợ nào của Tây phương. Còn viện trợ của cựu Liên Bang Sô Viết và các nước Xã Hội Chủ Nghĩa Đông Âu bị giảm nhanh chóng rồi chấm dứt vào cuối thập niên 1980. Và cũng 1 nguyên nhân nữa, là do tác động của các thế lực thù địch từ sau khi Việt Nam dành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh, cấm vận... và nạn in tiền giả. (Chắc các bạn đều nhớ, thời kỳ đó gặp phải tiền giả không phải là chuyện hiếm)
Trong khoảng thời gian từ 1992 trở về sau lạm phát ở mức thấp dưới 10%. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiện tượng lạm phát trong giai đoạn này là mức sản xuất thực phẩm nội địa và giá thực phẩm trên thị trường quốc tế đặc biệt là giá gạo. Yếu tố thứ ba là giá săng nhớt và ảnh hưởng của nó trên chi phí chuyên trở.

Ngược lại vào đầu thập niên thứ nhất của thế kỷ 21 Việt-Nam trải qua giảm phát nhẹ ở mức -1.6% vào năm 2000 và -0.4% vào năm 2001. Trong hai năm kế tiếp mức lạm phát trở lại bình thường ở mức 4.0% vào năm 2002 và 3.6% trong năm 2003. Giảm phát là trường hợp ngược lại với lạm phát, có nghĩa là giá cả hạ thấp, và kết quả là làm tăng giá trị của đồng tiền so với hàng hoá và dịch vụ. Một hậu quả của sự giảm phát là mức thất nghiệp gia tăng. Mức tiêu thụ suy giảm vì người mua có khuynh hướng đình hoãn chi tiêu để chờ đợi cho giá cả xuống thấp hơn nữa.

Lạm phát tăng vọt trong sáu tháng đầu của 2004

Mức lạm phát dựa trên chỉ số giá tiêu thụ (CPI) theo đoán của Quỹ Tiền Tệ QuốcTế (IMF) sẽ là 3.5% trong cả hai năm 2004 và 2005. [3] Một báo cáo chung mới nhất của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) và IMF vào tháng 3, 2004 cũng đã tiên đoán rằng mức lạm phát có thể được tiếp tục duy trì ở mức 3-4% hàng năm trong các năm sắp tới nếu nhà nước có chính sách quản trị tiền tệ thích hợp. [4] Hai phúc trình của Economist Intelligence Unit xuất bản vào tháng 4 và tháng 5 vừa qua đã sớm báo động rằng mức lạm phát hàng năm tăng vọt trong những tháng vừa qua và lên tới 6% trong tháng 4. [5] Thông thường sau Tết Nguyên Đán, năm nay rơi vào cuối tháng 1, 2004, giá cả hạ thấp xuống. Tuy nhiên trong năm nay giá tiếp tục lên cao. Riêng trong tháng 2, giá gia tăng 3% / tháng. Lần lượt trong hai tháng Ba và tháng Tư mức tăng của CPI là 0.8% / tháng và 0.5% / tháng. [6] Con số mới nhất của Sở Thống Kê Việt-Nam cho biết mức lạm phát trong nửa năm đầu của 2004 là 8.3% / năm, cao nhất trong năm năm vừa qua. Một viên chức cao cấp của Bộ Tài Chính Việt-Nam nói rằng vào cuối năm nay mức lạm phát có thể lên đến 9%. [7] Như vậy, Việt-Nam sẽ không thể kiềm chế được mức lạm phát dưới 5% trong năm 2004 như đã dự trù.

Những nguyên nhân trực tiếp của lạm phát

1. Giá thực phẩm gia tăng. Chúng ta nên nhớ rằng thực phẩm chiếm 48% trong công thức tính chỉ số giá tiêu thụ dùng Cpi làm căn bản để đo lường mức lạm phát.

2. Mức cầu nội địa gia tăng. Mức cầu này gồm có hai phần chính: tiêu thụ tư nhân và đầu tư.

3. Hoạt động kinh tế gia tăng.

4. Nhà nước tăng lương tối thiểu

5. Chi phí sản xuất tăng vì giá nguyên liệu và thuế tăng.

6. Lãi suất ngân hàng tăng

7. Nhà nước tài trợ ngân sách thiếu hụt bằng cách in thêm tiền, nạn tiền giả tràn lan khiến "cung tiền gia tăng".


Những nguyên nhân gián tiếp của lạm phát

1. Khu vực ngân hàng làm ăn không hiệu quá, không giúp kích thích nền kinh tế phát triển, nợ xấu cao

2. Cán cân thương mại thiếu hụt gia tăng. Nhập siêu

3. Ngân sách thâm thủng gia tăng.


Chúng ta đã tránh những sai lầm cơ bản như thời kỳ trước nhưng cần làm tốt hơn nữa để giữ lạm phát ở mức 5-6% để có một đà tăng trưởng ổn định.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top