ng_trang2000

New Member
Có hai loại bệnh lý nấm ở móng tay, móng chân. Nấm Candida thường hay gây bệnh ở móng tay và một trong số những bệnh đó là viêm quanh móng mạn tính. Candida là một loại nấm men, thường gây bệnh ở những người làm việc trong môi trường ẩm ướt, tiếp xúc với nhiều thực phẩm, đặc biệt là cơ sở bánh kẹo.



Ngày nay nấm móng do Candida còn hay gặp ở bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch. Những người có sức đề kháng bình thường thì ít khi bị bệnh ở nhiều móng nhưng với người suy giảm miễn dịch thì không những bị tổn thương nhiều móng mà còn bị nhiễm nấm Candiada ở niêm mạc miệng, họng và có thể ở phủ tạng.



Thời gian điều trị bệnh nấm móng do Candida thường khá dài. Và để việc điều trị mang lại hiệu quả, người bệnh cần cải thiện môi trường làm việc, vệ sinh thường xuyên các ngón tay sau khi làm việc. Các thuốc thường được dùng để điều trị bệnh là kem Lamisil, Nizoral... (bôi tại chỗ) và Fluconazol, Itraconazol hay Ketocnazol (uống).



Loại thứ hai của bệnh lý nấm móng là nấm do các loại nấm sợi gây ra. Biểu hiện của loại nấm này khác nấm móng do Candida. Thông thường nấm gây thương tổn ở bờ tự do của móng hay cạnh móng.



Móng bị đục, mủn sùi lên và rất dễ gãy. Nấm ăn dần móng từ bờ tự do vào và có thể ăn hết toàn bộ móng, nhưng may mắn là nấm không gây ổn hại mầm móng nên sau khi khỏi móng sẽ mọc ra bình thường. Nấm móng loại này hay do chủng nấm Trichophyton rubrum gây nên và có thể bị nấm ở da vùng lân cận hay vùng da khác trên cơ thể. Việc điều trị loại nấm móng này cũng tương tự như điều trị đối với nấm móng do Candida.
 

thotrangkhoyeu

New Member
Nấm móng chân (tay) là căn bệnh khá phổ biến vào mùa hè. Bệnh do vi khuẩn gây nên và có khả năng lây lan rất nhanh. Dưới đây là những điều cần biết về căn bệnh nguy hiểm này.

1. Nguyên nhân gây bệnh



Bệnh nấm móng chân (tay) do nấm và vi khuẩn gây nên. Bệnh gây ra các tổn thương ở vùng da có nhiều chất sừng. Bệnh đặc biệt hay xuất hiện ở vùng móng chân, móng tay, đôi khi cả ở tóc. Bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra nên có khả năng lây lan rất nhanh.



Thời tiết nóng ẩm mùa hè là điều kiện và môi trường thuận lợi cho sự xuất hiện, sinh sôi và phát triển của bệnh. Có thể kể đến một số nguyên nhân gây bệnh chủ yếu sau:



- Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, đặc biệt là vùng móng chân, móng tay.



- Thường xuyên có các chấn thương nhẹ ở vùng móng chân (tay)



- Dùng găng tay, tất và giày kín trong thời gian quá dài.



- Thường xuyên có các hoạt động ở nơi công cộng như: bể bơi, phòng tập thể thao…



- Gia đình có người bị mắc bệnh.



- Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh.

2. Biểu hiện của bệnh



Bệnh thể hiện rõ nhất ở sự biến đổi màu sắc cũng như cấu tạo của vùng móng chân (tay). Khi bị nhiễm bệnh, móng chân (tay) thường xuất hiện các khe nứt li ti. Ở vùng kẽ móng xuất hiện hiện tượng nhiễm trùng da. Da có thể mẩn đỏ kèm theo là cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Móng có màu vàng hay xám đục. Lớp tế bào sừng trên bề mặt móng trở nên dày hơn, sờ vào có cảm giác hơi sần.



Khi bệnh trở nên nặng, móng có thể chuyển sang màu xanh xám hay đen. Các lớp sừng giòn và bong dần, có mùi hôi và tanh đặc trưng.

4. Cách phòng ngừa



Những loại rửa và thuốc bôi dạng kem hay nước chỉ có tác dụng ngăn chặn và ức chế quá trình sinh sản và phát triển của vi khuẩn chứ không thể tiêu diệt hoàn toàn được chúng. Điều trị tận gốc căn bệnh này cần có thời gian và sự kiên trì.



Ngoài phương pháp dùng thuốc bôi ngoài da, nên kết hợp với các loại thuốc kháng sinh khác giúp ngăn ngừa viêm nhiễm ở những vùng móng mà thuốc bôi không tới được.



Nếu thấy có những biểu hiện mắc bệnh như trên, hãy tìm đến ngay bác sỹ để có được phương pháp chữa trị thích hợp.



Ngoài ra, cũng cần ngăn ngừa và hạn chế nguồn lây lan bệnh bằng các cách như sau:



- Vệ sinh cơ thể hàng ngày. Luôn giữ tay, chân sạch sẽ.



- Không sử dụng găng tay, tất và giầy kín trong thời gian dài. Nên sử dụng những đôi giày, dép thoáng khí. Găng tay, tất phải được làm từ sợi thiên nhiên, có khả năng thấm hút mồ hôi.



- Lựa chọn những đôi giày vừa chân, tạo cảm giác thoải mái khi đi. Tránh sử dụng những đôi giày, dép quá cao hay quá chật vì sẽ dễ gây các tổn thương cho chân, đặc biệt là các ngón chân.



- Hạn chế hoạt động ở các nơi công cộng vì đó là nguồn lây lan bệnh.



- Tuyệt đối không dùng chung đồ dùng như: quần áo, dày dép với những người mắc bệnh.



- Khi thấy có các biểu hiện bị bệnh, cần tìm đến ngay bác sỹ.

Chúc bạn thành công nhé!





 

thaotrang135787

New Member
Móng của bạn có bị bong không? Bị cụt? Bạn cần thì tui sẽ giúp. Gọi cho tui theo số 0983. 156. 566. bạn ở HN thì có thể gặp trực tiếp.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top