hoatinhyeu_1001

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển, nhu cầu tìm kiếm việc làm của con người cũng ngày càng tăng lên, để đáp ứng lại điều đó, đòi hỏi mỗi chúng ta phải tự trang bị cho mình những kỹ năng giao tiếp thật tốt, trong đó kỹ năng giao tiếp trong phỏng vấn xin việc cũng là một nghệ thuật và rất cần thiết cho những ai có nhu cầu tìm kiếm việc làm trong xã hội hiện nay – một xã hội mà đòi hỏi ở bạn một kỹ năng giao tiếp ứng xử trong tất cả các mối quan hệ, công việc cũng như đời sống. Nó là một trong những yếu tố không nhỏ tạo nên sự thành công cho mỗi người góp phần tìm được một công việc tốt thích hợp với năng lực và chuyên môn của bản thân, và là một trong những tiêu chuẩn được đặt ra trên hàng đầu của tất cả các nhà tuyển dụng hiện nay.
Nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho người xin việc khi tham gia phỏng vấn nhóm chúng em đã chủ động lựa chọn đề tài “Kỹ năng giao tiếp cho người xin việc khi tham gia phỏng vấn”. Qua quá trình thu thập, tham khảo và nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Chọn lọc ra những vấn đề mà nhóm chúng em cảm giác đó là vấn đề quan trọng cần quan tâm.
Kết cấu của đồ án gồm:
+ Chương I : Cơ sở lý luận.
+ Chương II : Thực trạng kỹ năng phỏng vấn xin việc ngày nay.
+ Chương III: Nâng cao kỹ năng phỏng vấn trong xin việc.
Tuy nhiên, do trình độ và thời gian có hạn nên nhóm em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, nhóm em rất mong các quý thầy cô đóng góp ý kiến để bài đồ án được hoàn thiện hơn.
Nhóm xin chân thành Thank cô Lê Thị Hải Vân đã giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình làm đồ án.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 0
PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1
1.1. Khái quát về giao tiếp 1
1.1.1. Khái niệm về giao tiếp 1
1.1.2. Vai trò của giao tiếp 1
1.1.2.1. Vai trò trao đổi thông tin 1
1.1.2.2. Vai trò trao đổi tình cảm 1
1.1.3. Đặc điểm của giao tiếp 2
1.1.3.1. Tính mục đích 2
1.1.3.2. Tính chuẩn mực 2
1.1.4. Phương tiện giao tiếp 2
1.1.4.1. Phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ 2
1.1.4.2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ 3
1.1.5. Kỹ năng giao tiếp cơ bản 4
1.1.5.1. Kỹ năng nghe 4
1.1.5.2. Kỹ năng nói 4
1.1.5.3. Kỹ năng đọc 5
1.1.5.4. Kỹ năng viết 5
1.2. Kỹ năng phỏng vấn. 6
1.2.1. Phỏng vấn là gì? 6
1.2.1.1. Khái niệm về phỏng vấn. 6
1.2.1.2. Các loại hình phỏng vấn. 7
1.2.2. Vai trò của phỏng vấn. 8
1.2.3. Quy trình một buổi phỏng vấn. 8
1.2.3.1. Màn chào hỏi 8
1.2.3.2. Trao đổi thông tin. 9
1.2.3.3. Tổng kết 9
PHẦN II: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG PHỎNG VẤN XIN VIỆC NGÀY NAY 10
2.1. Thực tế 10
2.2. Nguyên nhân 10
2.2.1. Yếu về giao tiếp lẫn chuyên môn 10
2.2.2. Áp lực tâm lý 10
2.2.2.1. Tâm lý tự ti 11
2.2.2.2. Tâm lý tự tin một cách mù quáng 11
2.2.2.3. Tâm lý tính toán được gì mất gì 11
2.2.2.4. Tâm lý nóng vội muốn đạt được thành công 11
2.2.3. Văn hóa trong giao tiếp 11
2.3. Đánh giá 12
PHẦN III: NÂNG CAO KỸ NĂNG PHỎNG VẤN TRONG XIN VIỆC 13
3.1 Những điều nên và không nên trong phỏng vấn. 13
3.1.1. Những điều nên trong phỏng vấn 13
3.1.2. Những điều không nên trong phỏng vấn 15
3.2. Kỹ năng biểu đạt ngôn ngữ trong phỏng vấn 17
3.2.1. Đặc điểm của việc biểu đạt ngôn ngữ trong phỏng 17
3.2.2. Ứng dụng ngôn ngữ biểu đạt trong phỏng vấn 17
3.3. Kỹ năng biểu đạt phi ngôn ngữ trong phỏng vấn 17
3.3.1. Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ 18
3.3.2. Giao tiếp phi ngôn ngữ trong phỏng vấn. 18
3.3. Nghệ thuật trả lời những câu hỏi phỏng vấn 19
KẾT LUẬN 21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22




PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Khái quát về giao tiếp
1.1.1. Khái niệm về giao tiếp
Là những thông điệp về nhận thức và tình cảm thực về ý thức hay vô thức.
Là những chuỗi hành động nghe, nói, cảm nhận và phản ứng với nhau. Nó là việc quản lí thông điệp nhằm tạo ra sự hiểu biết.
Là cách ta trao đổi tin tức và thông điệp cho nhau. Đó là những gì ta nói và cách mà ta nói, thông qua từ ngữ, âm sắc, giọng điệu, tiếng hát, điệu bộ, hiệu lệnh, tư thế, phục trang, sự biểu lộ cảm xúc, lắng nghe, hành động, khiêu vũ, và thậm chí cả… bằng cách im lặng.
Vậy giao tiếp là một quá trình tiếp xúc tâm lý giữa những người nhất định trong xã hội, có mục đích và mang tính hệ thống chuẩn mực về hành vi, ngôn ngữ nhằm trao đổi thông tin, tình cảm, từ ngữ, vốn sống…tạo nên những ảnh hưởng, tác động qua lại để con người đánh giá, điều chỉnh và phối hợp với nhau.
1.1.2. Vai trò của giao tiếp
1.1.2.1. Vai trò trao đổi thông tin
- Vai trò thu thập thông tin
Tiếp nhận, xử lý, phân tích và đánh giá thông tin trong và ngoài liên quan đến các hoạt động giao tiếp của con người. Thông qua việc trao đổi, tiếp xúc với mọi người qua các văn bản, báo chí…để nắm bắt thông tin, thường xuyên xem xét, phân tích bối cảnh chung quanh để kịp thời nhận ra và vận dụng những cơ hội tốt, né tránh những đe dọa bất lợi trong quá trình giao tiếp.
- Vai trò truyền đạt thông tin
Chuyển tải thông tin liên quan đến các hoạt động giao tiếp của con người. Việc phổ biến thông tin được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau như nói chuyện thường ngày, điện thoại, bản thông báo, báo cáo thông qua các cuộc họp, các mệnh lệnh, các bản thuyết trình…
1.1.2.2. Vai trò trao đổi tình cảm
Con người sinh ra và lớn lên không thể thiếu được hoạt động giao tiếp. Nó giúp phân biệt loài người với loài vật, giảm bớt phần "con" trong con người, và làm tăng thêm phần "người”,bên cạnh đó hoạt động giao tiếp còn giúp con người mở rộng thêm được kiến thức, phát triển các mối quan hệ xã hội-thứ không thể thiếu được trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.Nếu con người không giao tiếp thì sẽ ngày càng trở nên ù lì, chậm chạp, không tiến bộ.Điều này làm con người càng ngày càng trở về với thời kỳ nguyên thủy hơn.
Nhờ có hoạt động giao tiếp mà con người có thể hiểu được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhau. Từ đó tạo nên các mối quan hệ trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày.Tính cách và tâm lí của mỗi người khác nhau, nên biểu hiện các hành vi,cử chỉ, thái độ của cá nhân cũng khác nhau. Chính vì vậy các hoạt động giao tiếp cũng thể hiện các cung bậc tình cảm phong phú và đa dạng hơn.

1.1.3. Đặc điểm của giao tiếp
1.1.3.1. Tính mục đích
Giao tiếp của con người luôn mang tính mục đích. Mục đích ở đây chính là nhằm trao đổi thông tin. Tính mục đích luôn được thể hiện rõ nhất khi đối tượng tham gia giao tiếp đạt được mục đích đó là truyền tải được thông tin,suy nghĩ của mình cho người khác. Khi đó là họ đã giao tiếp thành công.
1.1.3.2. Tính chuẩn mực
Trong hoạt động giao tiếp tính chuẩn mực cũng được thể hiện khá rõ nét. Đó chính là thứ bậc, địa vị xã hội hay nói cách khác đó chính là sự điều tiết cách giao tiếp phù hợp với từng đối tượng để từ đó góp phần đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp.
1.1.4. Phương tiện giao tiếp
1.1.4.1. Phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người, bằng ngôn ngữ con người có thể truyền đi bất cứ một loại thông tin nào, như diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật.
- Ngôn ngữ nói
Là ngôn ngữ hướng vào người khác, biểu hiện bằng âm thanh và được tiếp nhận phân tích bằng cơ quan phân tích thị giác nó tồn tại dưới 2 hình thức:
+ Độc thoại: là ngôn ngữ nói một chiều, liên tục và ít khi không có sự phụ trợ hay phản hồi trực tiếp.
 Ưu điểm:
- Người nói được chuẩn bị trước, nội dung và hình thức được thể hiện chính xác.

-Không có sự đối thoại-> người nói chủ động, kiểm soát được thời gian và nội dung.
 Nhược điểm:
- Chỉ giao tiếp một chiều nên khiến người nghe thụ động.
+ Đối thoại: là ngôn ngữ trao đổi, đối đáp giữa 2 hay nhiều người trở nên 1 cách trực tiếp và gián tiếp.
 Ưu điểm:
- Quá trình đối thoại phải dựa vào diễn biến cuộc tiếp xúc nên phải chuẩn bị trước nội dung
- Có sự đối thoại nên mọi đối tượng giao tiếp chủ động trao đổi thông tin
- Giao tiếp hai chiều nên làm cho người nghe chủ động trao đổi thông tin và quá trình giao tiếp mang tính tự nhiên
 Nhược điểm:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

thymy

New Member
Chào bạn! Bạn down dùm mình link này với ( ). Thank bạn nhiều
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh Y dược 1
D Tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học Văn hóa, Xã hội 0
D Kỹ năng giao tiếp nơi công sở Văn hóa, Xã hội 0
D Đây là những tình huống trong đề thi vấn đáp môn kỹ năng giao dịch ngân hàng của học viện ngân hàng Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích kỹ năng lắng nghe. Liên hệ với thực tiễn giao tiếp của bản thân Luận văn Kinh tế 0
T một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học Luận văn Sư phạm 0
I Kỹ năng giao tiếp với dân của cảnh sát khu vực quận Thanh Xuân Tâm lý học đại cương 2
P Kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học Trường Đại học Khoa học Xã h Tâm lý học đại cương 0
T Kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh khi thực tập giảng dạy tại trường trung họ Tâm lý học đại cương 0
G Kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ Tâm lý học đại cương 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top