Justain

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam





MỤC LỤC
 
A. Lời mở đầu 1
B. Nội dung .2
I Cơ sở lý luận về sự phát triển đồng bộ các loại thị trường ở Việt Nam .2
1.1 Khái niệm thị trường .2
1.2 Đặc trưng của thị trường .2
1.3 Mối quan hệ giữa các thị trường .3
1.4 Quan niệm đồng bộ 4
II Thực trạng chung về phát triển đồng bộ các loại thị trường
2.1 Thực trạng phát triển chung .5
2.2 Thực trạng phát triển cho từng loại thị trường 5
2.2.1 Thị trường hàng hoá và dịch vụ 5
2.2.2 Thị trường lao động 6
2.2.3 Thị trường bất động sản 6
2.2.4 Thị trường vốn 7
2.2.5 Thị trường khoa học công nghệ .7
III Một số giải pháp phát triển đồng bộ các loại thị trường
3.1 Nguyên nhân một số thị trường ở nước ta phát triển còn thấp chưa đồng bộ .8
3.2 Giải pháp .8
3.2.1 Giải pháp chung 8
3.2.2 Giải pháp cụ thể cho từng loại thị trường .8
3.2.2.1 Thị trường hàng hoá và dịch vụ 8
3.2.2.2 Thị trường lao động 9
3.2.2.3 Thị trường bất động sản 9
3.2.2.4 Thị trường vốn .9
3.2.2.5 Thị trường khoa học công nghệ 9
C. Kết luận .10
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

LỜI MỞ ĐẦU
Có ai từng hỏi bây giờ nền kinh tế Việt Nam như thế nào chưa? Con người Việt Nam bây giờ sống thế nào? Có lẽ không phải ai cũng có thể làm như vậy. Nhưng đối với chúng ta là những nhà kinh tế tương lai, chúng ta cần có trách nhiệm với những câu hỏi như vậy. Theo tui và có lẽ cũng là nhận xét chung của nhiều người nền kinh tế Việt Nam sau những năm đổi mới còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất bị đình trệ, tăng trưởng ở thấp và chưa ổn định, hàng tiêu dùng thì khan hiếm nghiêm trọng, giá cả tăng nhanh kéo theo lạm phát dẫn đến đời sống dân cư bị thiếu thốn. Nhiều công trình xây dựng bị đình lại vì không có vốn đầu tư. Ngân sách nhà nước thiếu hụt, cán cân thương mại mất cân đối nghiêm trọng, nhập khẩu gấp 4-5 lần xuất khẩu. Trước tình hình trên năm 1986 đại hội của đảng đã đánh dấu mốc lịch sử khởi xướng công cuộc đổi mới ở nước ta. Quá trình đổi mới ở nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một yếu tố khách quan. Đại hội 9 của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định :”Thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt quan tâm tới các thị trường quan trọng nhưng hiện không có hay còn sơ khai như: thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ”.
Sau hơn 20 năm đổi mới Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế, tốc độ tăng trưởng nhanh và tương đối bền vững. Tuy nhiên do điều kiện xã hội, cơ sở vật chất –kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là sự phát triển của các loại thị trường chưa phát triển đồng bộ. Vì vậy chúng ta cần nghiên cứu cả lí luận và thực tiễn về thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam để có những hiểu biết và giải pháp thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở đó sau khi học tập môn kinh tế chính trị tui đã viết tiểu luận này để bày tỏ một số quan điểm của tui về nền kinh tế của Việt Nam với đề tài:” Phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.”
Bài tiểu luận còn có những sơ sót không thể tránh khỏi mong thầy cô bổ sung và hoàn thiện giúp cho tôi.
NỘI DUNG
Cơ sở lí luận về sự phát triển đồng bộ các loại thị trường ở Việt Nam.
1.1.Khái niệm thị trường
Thị trường là sản phẩm của nền kinh tế hàng hoá và sự phát triển của phân công lao động xã hội. Nơi nào có phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hoá thì ở nơi đó có thị trường. Trình độ chuyên môn hoá của lao động xã hội ngày càng cao thì thị trường càng phát triển đồng bộ. Sự phân công lao động xã hội ngày càng khoa học thì ngày càng góp phần làm tăng sự phát triển của lực lượng sản xuất. Thị trường phát triển từ thấp tới cao và có tác dụng tích cực đến sự phát triển của lực lượng sản xuất. Không có thị trường thì sản xuất và trao đổi hàng hoá không thể tiến hành một cách bình thường và trôi chảy được. Thị trường là một yếu tố không thể thiếu và có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sức mạnh của thị trường là tín hiệu điều chỉnh mọi hành vi của người sản xuất và tiêu dùng hành động theo đúng quy luật của thị trường.
1.2. Đặc trưng của thị trường
Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam mang những đặc điểm vốn có của kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hay nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đều vận hành theo cơ chế thị trường. Trong đó thị trường là nơi phân bố các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Mọi nguồn lực xã hội trong nền kinh tế thị trường các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiền vốn, lao động, đất đai, bất động sản đều là hàng hóa và chịu sự chi phối của của các quy luật của nền kinh tế thị trường. Ngoài những quy luật chung chi phối trực tiếp đến thị trường còn có những có những quy luật riêng của từng loại thị trường. Chẳng hạn thị trường lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hay trong nền kinh tế thị trường nói chung đều chịu sự tác động trực tiếp của các quy luật như: quy luật giá trị sức lao động, quy luật cung cầu về lao động……
Thị trường tài chính chịu sự tác động trực tiếp của các quy luật như quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật tỉ suất lợi nhuận, quy luật tích luỹ vốn, quy luật lãi xuất…
Tuy nhiên sự vận động của từng loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đều có đặc trưng cơ bản là vai trò điều tiết của nhà nước và sự lãnh đạo của đảng cộng sản nhằm hướng tới cạnh tranh hiệu quả, bình đẳng, công bằng.
Nghiên cứu những thuộc tính hay những đặc trưng riêng của hàng hóa được lưu thông trên thị trường có thể chia thị trường thành các loại: Thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ, thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ. Nhờ sự phân chia thị trường ra thành nhiều loại thị trường sẽ giúp chúng ta nghiên cứu tính đồng bộ hệ thống thị trường dễ dàng hơn.
1.3. Mối quan hệ giữa các loại thị trường
Các thị trường có mối quan hệ chặt chẽ và cùng thúc đẩy nhau phát triển
Thứ nhất, mối quan hệ giữa thị trường đầu vào và đầu ra
thị trường các yếu tố sản xuất bao gồm: thị trường vốn, thị trường sức lao động và thị trường các điều kiện vật chất khác cho quá trình táI sản xuất. Có thị trường này mới có các yếu tố để sản xuất ra hàng hoá mới có hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ, hay mới có thị trường đầu ra. Số lượng, chất lượng, tính đa dạng của thị trường đầu ra do thị trường đầu vào quyết định. Tuy nhiên, thị trường đầu ra cũng có ảnh hưởng đến thị trường đầu vào, kích thích tính tích cực của thị trường đầu vào.
Hàng hoá đem bán ra thị trường yếu tố sản xuất có giá cả của nó. Tư liệu sản xuất có giá cả tư liệu sản xuất. Tiền vốn có giá cả từ lợi tức. Muốn thực hiện táI sản xuất mở rộng thì vốn và tư liệu sản xuất cần nhận được một phần bổ sung từ giá trị sản phẩm thặng dư. TàI sản phảI được tham gia vào quá trình phân chia lợi nhuận
Thị trường yếu tố đầu vào và đầu ra tương tác lẫn nhau tạo ra một hệ thống thị trường.
Thứ hai , mối quan hệ giữa thị trường trong nước và ngoàI nước.
Trong nền kinh tế thị trường nếu chỉ phát triển thị trường đầu vào và đầu ra không chú ý tới thị trường ngoàI nước hậu quả nghiêm trọng:dẫn tới mất cân bằng và làm chậm đI qua trình hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Vì vậy thị trường ngoàI nước có ý nghĩa quan trọng để phát triển kinh tế thị trường ở nước ta.
Thị trường nước ngoàI thông qua ngoại thương có tác động thúc đẩy và hỗ trợ thị trường trong nước phát triển. Ngư
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững Văn hóa, Xã hội 1
D Phát triển du lịch cộng đồng ở huyện buôn đôn tỉnh đăk lăk Văn hóa, Xã hội 0
D Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay Khoa học kỹ thuật 0
T Phát triển và phân bố công nghiệp, TTCN gắn với nguồn nước vùng đồng bằng sông Hồng - Một số giải ph Luận văn Kinh tế 0
H Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phục vụ xây dựng cánh đồng có giá trị kinh tế cao Luận văn Kinh tế 0
T Phát triển đồng bộ các loại thị trường: Lý luận-Thực trạng-giải pháp Luận văn Kinh tế 0
T Phân tích hoạt động thẩm định tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhán Kiến trúc, xây dựng 0
M Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Lo Kiến trúc, xây dựng 0
E Nghiên cứu lễ hội truyền thống đông đồng bằng sông cửu long phục vụ phát triển du lịch Khoa học Tự nhiên 0
C Phân hệ khách hàng và hợp đồng trong CRM của doanh nghiệp và phát triển ứng dụng ở Viettel Hải Phòng Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top