Download miễn phí Bài giảng Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam - Hoạt động điều tra địa chất, thăm dò và khai thác dầu khí





Ngày 3-7-1980 Hiệp định hợp tác giữa Liên Xô (cũ) và Việt Nam về việc thăm dò
và khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam được ký kết. Ngày 19-6-1981 Chính
phủ Việt Nam và Liên Xô (cũ) ký kết Hiệp định thành lập Xí nghiệp liên doanh
dầu khí Việt-Xô (viết tắt là Vietsovpetro). Ngày 7-11-1981 Vietsovpetro chính thức đi
vào hoạt động.
Khảo sát địa vật lý (từ, trọng lực, địa chấn) được tiến hành trên thềm lục địa Việt
Nam do Liên đoàn địa vật lý Viễn Đông Liên Xô thực hiện với các tàu POISK,
ISKATEL, Viện sỹ Gambuaxev, Malưgin theo các mạng lưới từ khu vực đến chi tiết.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tái bản công trình bản đồ địa chất
Đông Dương tỷ lệ 1:2.000.000 do Fromaget
J., Saurin E., thành lập (1952).
4.2. Giai đoạn 1954-1975
a. Miền Bắc Việt Nam
Sau khi miền Bắc Việt Nam được giải
phóng (1954), Chính phủ Việt Nam đẩy
mạnh hoạt động địa chất và mỏ với sự giúp
đỡ của Liên Xô (cũ), Trung Quốc và các
nước Đông Âu. Chính phủ đặc biệt quan
tâm đến việc đào tạo chuyên gia trong nước
và gửi đi đào tạo ở nước ngoài.
Một khối lượng to lớn các công trình
khảo sát địa chất, tìm kiếm, thăm dò và khai
thác các khoáng sản đã được hoàn thành
trong giai đoạn này. Độc giả có thể tìm hiểu
trong “Thư mục địa chất Việt Nam” (Cục
Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Hà Nội
1998); chẳng hạn như “Địa chất miền Bắc
Việt Nam” và bản đồ địa chất miền Bắc
Việt Nam (1965) (do Dovjikov A.E. chủ
biên. 1965); “Bản đồ địa chất Việt Nam
phần miền Bắc tỷ lệ 1:1.000.000” (do Trần
Văn Trị chủ biên. 1973)… Dưới đây chúng
tui chỉ nêu các hoạt động liên quan đến địa
chất dầu khí.
Năm 1956 Viện sỹ Griaznov N.K. (Liên
Xô cũ) nhận định miền Bắc Việt Nam có
triển vọng dầu khí. Từ 1959-1961 Kitovani
S.K. cùng với các đồng nghiệp Việt Nam
đã nghiên cứu tài liệu của các nhà địa chất
Pháp, khảo sát 11 tuyến khoảng 25.000 km
lộ trình đã hoàn thành báo cáo “Địa chất
và triển vọng dầu khí ở Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà” [13]. Đây là công trình tổng hợp
đầu tiên về địa chất và đánh giá triển vọng
dầu khí ở Việt Nam. Theo tác giả, miền
Bắc Việt Nam có 4 vùng triển vọng (Hình
2.3):
1. Vùng trũng giữa núi tam giác châu
sông Hồng.
2. Vùng được cấu tạo bởi các trầm
tích lục nguyên Mesozoi trên nền
Caledoni bị biến chất Paleozoi sớm.
3. Vùng được cấu tạo bởi trầm tích lục
nguyên Mesozoi trên tầng Hercyni bị
lún chìm không sâu.
4. Vùng được cấu tạo bởi trầm tích lục
nguyên Paleozoi giữa-trên.
Ngày 27-11-1961 Đoàn Địa chất 36 trực
thuộc Tổng cục Địa chất được thành lập.
18
Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
Ngày 9-10-1969 Chính phủ ký quyết định
số 203/CP thành lập Liên đoàn Địa chất
36. Đây là đơn vị địa chất đầu tiên được
tổ chức để tiến hành khảo sát, tìm kiếm và
thăm dò dầu khí ở Bắc Việt Nam. Bắt đầu
từ đây với sự quan tâm chỉ đạo của Chính
phủ, sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ), hoạt
động tìm kiếm thăm dò dầu khí ở miền Bắc
Việt Nam được triển khai một cách mạnh
mẽ, đồng bộ với tổ hợp các phương pháp
địa chất, địa vật lý, địa hoá, khoan vẽ bản
đồ, khoan cấu tạo, thông số, tìm kiếm thăm
dò ở vùng trũng Hà Nội và sau này là vùng
trũng An Châu. (Hình 2.4).
Hình 2.3. Bản đồ sơ lược về triển vọng dầu mỏ và khí thiên nhiên miền Bắc Việt Nam
19
Chương 2. Hoạt động điều tra địa chất, thăm dò và khai thác dầu khí
Đã tiến hành khảo sát từ hàng không
tỷ lệ 1:200.000 trên toàn miền Bắc Việt
Nam (Ivanhiukov I.D. 1961). Đo trọng lực
tỷ lệ 1: 200.000 trên diện tích 12000 km2
vùng trũng Hà Nội (Epstêin N.V. 1961-
1963); sau đó là tỷ lệ 1: 500.000 trên toàn
miền Bắc (Nguyễn Hiệp 1964-1973); tỷ lệ
1:200.000 ở vùng trũng An Châu và vùng
trũng Ninh Bình, tỷ lệ 1:50.000 và 1:25.000
ở Đông Nam vùng trũng Hà Nội (Nguyễn
Hiệp, Giang Công Thịnh 1965-1973).
Công tác thăm dò địa chấn bắt đầu từ
năm 1962 với phương pháp phản xạ được
tiến hành 2.260 km ở Đông Nam vùng trũng
Hà Nội (Macsiutova, Hồ Đắc Hoài, Trương
Minh), 232 km tuyến khúc xạ (Nguyễn Trí
Liễn).
Công tác thăm dò điện được bắt đầu
từ năm 1964 với trên 1.532 km tuyến chủ
yếu tập trung ở Đông Nam vùng trũng Hà
Nội (Pornhiagin M.A., Tăng Mười, Nguyễn
Tấn Kích…).
Công tác khoan cấu tạo được bắt đầu từ
năm 1962 tập trung chủ yếu ở vùng trũng
Hà Nội với chiều sâu các giếng khoan từ
150 m đến 1.200 m với tổng số khoảng 20
nghìn mét khoan. Công tác khoan sâu bắt
đầu từ năm 1970 với giếng khoan thông
số 100 tại Tiên Hưng (Thái Bình) đạt độ
sâu kỷ lục lúc bấy giờ (1970) là 3.303 m.
Cho đến năm 1975 đã khoan được 7 giếng
khoan sâu với tổng 17684 m khoan. Giếng
khoan 61 ở cấu tạo Tiền Hải “C” đã phát
hiện dòng khí lẫn condensat công nghiệp từ
cát kết thuộc hệ tầng Tiên Hưng.
Có thể nói rằng kết quả khảo sát địa
chất, địa vật lý và khoan trong giai đoạn
này đã cho thấy bức tranh toàn cảnh cấu
trúc địa chất của miền Bắc Việt Nam liên
quan đến việc đánh giá triển vọng dầu khí;
và đặc biệt cấu trúc địa chất sâu bên dưới
lớp phủ trầm tích Đệ Tứ khá dày của vùng
trũng Hà Nội lần đầu tiên được nghiên
cứu; đã phát hiện được những hệ thống
đứt gãy phức tạp (sông Chảy, sông Hồng,
sông Lô, Vĩnh Ninh…), các dải nâng Kiến
Xương-Tiền Hải, các vùng sụt lún Đông
Quan, Phượng Ngãi có chiều dày trầm tích
Hình 2.4. Khảo sát địa chất tại vùng An Châu (ảnh tư liệu)
20
Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
Đệ Tam vượt trên 3 km, cũng đã phát hiện
nhiều cấu tạo đa dạng chịu tác động của
các hoạt động kiến tạo mạnh mẽ…
Các nghiên cứu về thạch học, trầm tích,
cổ sinh (vi cổ sinh, bào tử phấn hoa…) đã
được triển khai (Trầm tích và điều kiện
thành tạo trầm tích Neogen-Đệ Tứ miền
trũng Hà Nội. Glovênok V.K., Lê Văn
Chân. 1966,..) trong đó phải kể đến công
trình tổng hợp tài liệu đầu tiên là báo cáo
“Cấu trúc địa chất và triển vọng dầu khí
của miền trũng Hà Nội” của Kisliakov
V.N., Golovenok V.K. (1970). Trong giai
đoạn này đã hình thành dần quan điểm triển
vọng dầu khí ở vùng trũng Hà Nội tăng dần
về phía biển.
Ngoài vùng trũng Hà Nội, công tác
khảo sát địa chất, địa vật lý (trọng lực và
điện) và một vài giếng khoan cấu tạo tìm
kiếm cũng được triển khai ở vùng trũng
Mesozoi An Châu (Nguyễn Quang Hạp,
1965-1967; Nguyễn Hiệp, 1972; Trần Ngọc
Toản, 1974), các kết quả đã được tổng
hợp trong báo cáo “Cấu trúc địa chất và
triển vọng chứa dầu vùng trũng An Châu”
(1967-1970) do Ngô Thường San chủ biên.
Song một số chuyên gia địa chất (Makarov.
1972) lại cho rằng vùng này không có triển
vọng dầu khí vì cấu trúc địa chất vùng này
không thuận lợi cho khả năng sinh, chứa,
chắn dầu khí.
b. Miền Nam Việt Nam
Trong khi ở miền Bắc Việt Nam hoạt
động địa chất nói chung và tìm kiếm thăm
dò dầu khí nói riêng được đẩy mạnh thì ở
Hình 2.6. Giếng khoan thăm dò phát hiện khí
đầu tiên ở Tiền Hải C Miền Võng Hà Nội
(ảnh tư liệu)
Hình 2.5. Giếng khoan thăm dò ở châu thổ
sông Hồng (ảnh tư liệu)
21
Chương 2. Hoạt động điều tra địa chất, thăm dò và khai thác dầu khí
miền Nam Việt Nam chính quyền Sài Gòn
không tiến hành gì nhiều hoạt động địa chất
trên đất liền, ngoài việc một số nhà địa chất
Pháp như Saurin E., Fontaine H. và một số
nhà địa chất Việt Nam như Tạ Trần Tấn,
Nguyễn Lan Tú, Hoàng Thị Thân, Trần
Kim Thạch, Nguyễn An Cư… hay chỉnh
lý các nghiên cứu trước đây hay nghiên
cứu về kiến tạo, địa tầng, hoá đá, suối nước
nóng… ở một số vùng trên đất liền và một
số hòn đảo. Cũng đã x...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top