cauvongtuyet_mc

New Member
Khi có thai, cơ thể người mẹ phải cưu mang và nuôi dưỡng thai nhi trong một khoảng thời gian dài (từ 38-40 tuần), đã gây nhiều biến động và gánh nặng cho người mẹ. Với một người khỏe mạnh thì chuyện đó là bình thường, nhưng với người có bệnh tim thì quá trình mang thai và sinh đẻ là một gánh nặng cực kỳ khó khăn...





Trong thời gian mang thai khối lượng máu tuần hoàn ở người mẹ tăng trung bình là 34% so với lúc không có thai. Khối lượng máu tăng làm cho tim phải đập nhanh, mạnh hơn để đẩy máu đến các mô của cơ thể người mẹ và bánh nhau để nuôi dưỡng thai nhi, vì vậy đã làm tăng lưu lượng máu đến tim lên từ 40 đến 50%. Do thai phát triển và lớn dần làm cho tử cung cao lên, đã đẩy mỏm tim lên cao và làm thay đổi trục của tim so với khi chưa có thai, do vậy tim nằm ngang.





Chuyển dạ và đẻ là một quá trình hết sức nặng nề đối với bệnh nhân bị bệnh tim vì tiêu tốn năng lượng rất nhiều, đặc biệt là khi rặn đẻ, vì bệnh nhân phải gắng sức rặn để đẩy thai ra ngoài làm tim hoạt động quá sức gây suy tim cấp và có thể tử vong ngay. Do phải hoạt động gắng sức để cung cấp đủ oxy cho cả người mẹ lẫn thai nhi, tim phải đập nhanh hơn, huyết áp tăng, sức cản của các mạch máu ngoại vi tăng, tim phải bóp mạnh mới đẩy máu lưu thông khắp cơ thể.





Khi sổ nhau, một lượng máu khoảng 500ml từ tử cung dồn vào mạch máu làm tăng khối lượng tuần hoàn đột ngột, tim phải đập nhanh hơn nên càng dễ suy tim. Mặt khác khi thai đã sổ ra ngoài, do tử cung co nhỏ lại một cách nhanh chóng làm cho tim đang nằm ngang lại trở về tư thế cũ giống như bị rơi xuống phía dưới. Sự thay đổi tư thế một cách đột ngột đó đã góp phần làm rối loạn chức năng của tim, làm cho tim bị suy và có khi gây đột quỵ.





Tất cả những thay đổi trên tăng dần đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén, sự hoạt động và nhu cầu cung cấp năng lượng cũng như oxy cho thai nhi tăng lên nhất là khi đẻ làm cho bệnh nhân dễ bị các tai biến về tim và tử vong.





2- Bệnh tim ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?



Khi bị bệnh tim, người mẹ luôn thiếu oxy và chất dinh dưỡng nên phôi thai kém phát triển trong tử cung. Trong 3 tháng đầu có thể làm sẩy thai hay thai chết trong tử cung (thường gọi là thai chết lưu). Nếu thiếu oxy kéo dài dẫn đến suy thai mãn tính, thai thiếu oxy và các chất dinh dưỡng làm cho thai bị gầy yếu, khi sinh nhẹ cân (dưới 2500g), hay là đẻ non. Những trẻ này ốm yếu, chống đỡ kém với môi trường bên ngoài tử cung của người mẹ nên hay bị ngạt, dễ bị viêm phổi, nhiễm khuẩn. Đặc biệt nếu bị đẻ quá non tháng, phổi thai nhi chưa phát triển làm trẻ bị bệnh mang trong, nghĩa là các phế nang của phổi có một lớp màng trong suốt bao phủ nên trẻ không thở được và sẽ thiếu oxy dẫn đến tử vong.







3- Những tai biến đối với người bệnh tim mang thai



Hay gặp nhất là suy tim cấp: Khi bị bệnh, bản thân quả tim đã bị suy yếu, khi có thai, tim phải hoạt động nhiều hơn (nghĩa là đập nhanh hơn, mạnh hơn), càng đủ tháng tim càng phải hoạt động nhiều hơn nhất là lúc rặn đẻ, hậu quả cuối cùng là làm cho cơ tim bị suy kiệt và yếu đi nên tim không thể đập nhanh và mạnh được nữa, nhịp đập của tim yếu và chậm dần cuối cùng là ngừng đập hoàn toàn. Hiện tượng này gọi là suy tim cấp.





Phù phổi cấp: do cơ tim bị suy giảm sức co bóp nên không tống máu kịp thời, làm máu bị ứ đọng lại nhiều ở phổi, máu tràn vào phổi làm ngập các phế nang nên bệnh nhân không thở được cuối cùng thiếu oxy và gây tử vong. Hiện tượng này gọi là phù phổi cấp và được ví như chết đuối trên cạn.





Loạn nhịp tim: do tim bị thay đổi tư thế đột ngột có thể gây đột quỵ hay hoạt động quá sức dẫn đến loạn nhịp: tim đập loạn xạ, lúc nhanh lúc chậm. Lúc này tim co bóp liên tục hầu như không có thời gian gián cách giữa các nhịp, máu không kịp dồn vào các buồng tim nên tim chỉ co bóp nhưng không có máu và dĩ nhiên sẽ gây tử vong.





Nhiễm khuẩn: thường xảy ra sau khi sinh, vi khuẩn bám vào các tổn thương ở màng trong của tim gây nên tình trạng nhiễm khuẩn và viêm màng trong của tim (gọi là viêm nội tâm mạc). Nếu bệnh nhân may mắn thoát khỏi tử thần trong quá trình mang thai và sinh đẻ thì vẫn có khả năng tử vong sau khi sinh do bệnh viêm nội tâm mạc này.





Một tai biến hết sức nguy hiểm là tắc mạch do huyết khối. Khi mang thai, có hiện tượng tăng các chất làm đông máu để cầm máu khi sinh nhưng do dòng máu chảy chậm, một số các chất đông máu này tạo thành một cục máu đông bám vào thành mạch máu, đặc biệt là sau khi sinh thì hiện tượng này xảy ra nhiều hơn. Các cục máu đông "chu du" trong mạch máu, đến một vị trí nào đó lòng mạch máu bị hẹp, cục máu đông này đã bít làm tắc mạch máu, ví dụ như tắc mạch máu não sẽ gây liệt...





4- Vậy người bị bệnh tim có nên sinh đẻ không?



Bệnh tim có nhiều loại, loại nhẹ thì ít ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người mẹ khi có thai và sinh đẻ. Nhưng có loại lại ảnh hưởng rất nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của người bị bệnh, đặc biệt là bệnh hẹp van hai lá mà nguy hiểm nhất là tình trạng hẹp khít (van hai lá rất hẹp, chỉ còn một khe nhỏ cho dòng máu lưu thông). Mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc vào tình trạng tim đã bị suy chưa và nếu đã bị suy tim thì ở mức độ nào. Muốn quyết định có thai hay không, khi đã có thai thì nên giữ thai để sinh đẻ hay không cần được các thầy thuốc sản khoa và tim mạch thăm khám, theo dõi cẩn thận, cũng như tư vấn thật chu đáo. Trong quá trình phát triển của thai phải luôn có sự kết hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc sản khoa và tim mạch để điều trị, theo dõi phát hiện nguy cơ của tai biến để xử trí kịp thời cũng như ra quyết định duy trì thai hay đình chỉ thai nghén để cứu mẹ.
 

Belmiro

New Member
Khi có thai, cơ thể người mẹ phải cưu mang và nuôi dưỡng thai nhi trong một khoảng thời gian dài (từ 38-40 tuần), đã gây nhiều biến động và gánh nặng cho người mẹ. Với một người khỏe mạnh thì chuyện đó là bình thường, nhưng với người có bệnh tim thì quá trình mang thai và sinh đẻ là một gánh nặng cực kỳ khó khăn...





Trong thời gian mang thai khối lượng máu tuần hoàn ở người mẹ tăng trung bình là 34% so với lúc không có thai. Khối lượng máu tăng làm cho tim phải đập nhanh, mạnh hơn để đẩy máu đến các mô của cơ thể người mẹ và bánh nhau để nuôi dưỡng thai nhi, vì vậy đã làm tăng lưu lượng máu đến tim lên từ 40 đến 50%. Do thai phát triển và lớn dần làm cho tử cung cao lên, đã đẩy mỏm tim lên cao và làm thay đổi trục của tim so với khi chưa có thai, do vậy tim nằm ngang.





Chuyển dạ và đẻ là một quá trình hết sức nặng nề đối với bệnh nhân bị bệnh tim vì tiêu tốn năng lượng rất nhiều, đặc biệt là khi rặn đẻ, vì bệnh nhân phải gắng sức rặn để đẩy thai ra ngoài làm tim hoạt động quá sức gây suy tim cấp và có thể tử vong ngay. Do phải hoạt động gắng sức để cung cấp đủ oxy cho cả người mẹ lẫn thai nhi, tim phải đập nhanh hơn, huyết áp tăng, sức cản của các mạch máu ngoại vi tăng, tim phải bóp mạnh mới đẩy máu lưu thông khắp cơ thể.





Khi sổ nhau, một lượng máu khoảng 500ml từ tử cung dồn vào mạch máu làm tăng khối lượng tuần hoàn đột ngột, tim phải đập nhanh hơn nên càng dễ suy tim. Mặt khác khi thai đã sổ ra ngoài, do tử cung co nhỏ lại một cách nhanh chóng làm cho tim đang nằm ngang lại trở về tư thế cũ giống như bị rơi xuống phía dưới. Sự thay đổi tư thế một cách đột ngột đó đã góp phần làm rối loạn chức năng của tim, làm cho tim bị suy và có khi gây đột quỵ.





Tất cả những thay đổi trên tăng dần đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén, sự hoạt động và nhu cầu cung cấp năng lượng cũng như oxy cho thai nhi tăng lên nhất là khi đẻ làm cho bệnh nhân dễ bị các tai biến về tim và tử vong.





2- Bệnh tim ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?



Khi bị bệnh tim, người mẹ luôn thiếu oxy và chất dinh dưỡng nên phôi thai kém phát triển trong tử cung. Trong 3 tháng đầu có thể làm sẩy thai hay thai chết trong tử cung (thường gọi là thai chết lưu). Nếu thiếu oxy kéo dài dẫn đến suy thai mãn tính, thai thiếu oxy và các chất dinh dưỡng làm cho thai bị gầy yếu, khi sinh nhẹ cân (dưới 2500g), hay là đẻ non. Những trẻ này ốm yếu, chống đỡ kém với môi trường bên ngoài tử cung của người mẹ nên hay bị ngạt, dễ bị viêm phổi, nhiễm khuẩn. Đặc biệt nếu bị đẻ quá non tháng, phổi thai nhi chưa phát triển làm trẻ bị bệnh mang trong, nghĩa là các phế nang của phổi có một lớp màng trong suốt bao phủ nên trẻ không thở được và sẽ thiếu oxy dẫn đến tử vong.







3- Những tai biến đối với người bệnh tim mang thai



Hay gặp nhất là suy tim cấp: Khi bị bệnh, bản thân quả tim đã bị suy yếu, khi có thai, tim phải hoạt động nhiều hơn (nghĩa là đập nhanh hơn, mạnh hơn), càng đủ tháng tim càng phải hoạt động nhiều hơn nhất là lúc rặn đẻ, hậu quả cuối cùng là làm cho cơ tim bị suy kiệt và yếu đi nên tim không thể đập nhanh và mạnh được nữa, nhịp đập của tim yếu và chậm dần cuối cùng là ngừng đập hoàn toàn. Hiện tượng này gọi là suy tim cấp.





Phù phổi cấp: do cơ tim bị suy giảm sức co bóp nên không tống máu kịp thời, làm máu bị ứ đọng lại nhiều ở phổi, máu tràn vào phổi làm ngập các phế nang nên bệnh nhân không thở được cuối cùng thiếu oxy và gây tử vong. Hiện tượng này gọi là phù phổi cấp và được ví như chết đuối trên cạn.





Loạn nhịp tim: do tim bị thay đổi tư thế đột ngột có thể gây đột quỵ hay hoạt động quá sức dẫn đến loạn nhịp: tim đập loạn xạ, lúc nhanh lúc chậm. Lúc này tim co bóp liên tục hầu như không có thời gian gián cách giữa các nhịp, máu không kịp dồn vào các buồng tim nên tim chỉ co bóp nhưng không có máu và dĩ nhiên sẽ gây tử vong.





Nhiễm khuẩn: thường xảy ra sau khi sinh, vi khuẩn bám vào các tổn thương ở màng trong của tim gây nên tình trạng nhiễm khuẩn và viêm màng trong của tim (gọi là viêm nội tâm mạc). Nếu bệnh nhân may mắn thoát khỏi tử thần trong quá trình mang thai và sinh đẻ thì vẫn có khả năng tử vong sau khi sinh do bệnh viêm nội tâm mạc này.





Một tai biến hết sức nguy hiểm là tắc mạch do huyết khối. Khi mang thai, có hiện tượng tăng các chất làm đông máu để cầm máu khi sinh nhưng do dòng máu chảy chậm, một số các chất đông máu này tạo thành một cục máu đông bám vào thành mạch máu, đặc biệt là sau khi sinh thì hiện tượng này xảy ra nhiều hơn. Các cục máu đông "chu du" trong mạch máu, đến một vị trí nào đó lòng mạch máu bị hẹp, cục máu đông này đã bít làm tắc mạch máu, ví dụ như tắc mạch máu não sẽ gây liệt...





4- Vậy người bị bệnh tim có nên sinh đẻ không?



Bệnh tim có nhiều loại, loại nhẹ thì ít ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người mẹ khi có thai và sinh đẻ. Nhưng có loại lại ảnh hưởng rất nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của người bị bệnh, đặc biệt là bệnh hẹp van hai lá mà nguy hiểm nhất là tình trạng hẹp khít (van hai lá rất hẹp, chỉ còn một khe nhỏ cho dòng máu lưu thông). Mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc vào tình trạng tim đã bị suy chưa và nếu đã bị suy tim thì ở mức độ nào. Muốn quyết định có thai hay không, khi đã có thai thì nên giữ thai để sinh đẻ hay không cần được các thầy thuốc sản khoa và tim mạch thăm khám, theo dõi cẩn thận, cũng như tư vấn thật chu đáo. Trong quá trình phát triển của thai phải luôn có sự kết hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc sản khoa và tim mạch để điều trị, theo dõi phát hiện nguy cơ của tai biến để xử trí kịp thời cũng như ra quyết định duy trì thai hay đình chỉ thai nghén để cứu mẹMời bạn ghé thăm:
 

trslan_pn

New Member
Khi mang thai có nhiều thay đổi lớn trong hệ tim mạch, người mẹ có chức năng tim bình thường có thể thích nghi được nhưng với người bị bệnh tim dù nhẹ hay nặng đều có ảnh hưởng xấu, nhiều khi rất nguy kịch dẫn tới suy tim toàn bộ và có thể gây tử vong cho mẹ.



Những ảnh hưởng đến thai nhi


Khi bị bệnh tim, người mẹ luôn thiếu oxy và chất dinh dưỡng nên phôi thai kém phát triển trong tử cung. Trong 3 tháng đầu có thể làm sẩy thai hay thai chết trong tử cung (thường gọi là thai chết lưu). Nếu thiếu oxy kéo dài dẫn đến suy thai mạn tính, thai thiếu oxy và các chất dinh dưỡng làm cho thai bị gầy yếu, khi sinh nhẹ cân (dưới 2.500g), hay là đẻ non. Những trẻ này ốm yếu, chống đỡ kém với môi trường bên ngoài tử cung của người mẹ nên hay bị ngạt, dễ bị viêm phổi, nhiễm khuẩn. Đặc biệt nếu bị đẻ quá non tháng, phổi thai nhi chưa phát triển làm trẻ bị bệnh màng trong, nghĩa là các phế nang của phổi có một lớp màng trong suốt bao phủ nên trẻ không thở được và sẽ thiếu oxy dẫn đến tử vong. Ngoài ra, dị dạng thai thường gặp ở người mẹ bị bệnh tim bẩm sinh.





Những tai biến đối với người mẹ



Dù bệnh tim nhẹ hay nặng thì việc có thai đều làm cho bệnh nặng lên và có thể xuất hiện những biến chứng như:



- Phù phổi cấp: Khó thở dữ dội, tím tái, ho ra máu, nghe phổi có nhiều ran ẩm.



- Suy tim cấp: Tim đập nhanh, nhịp không đều, khó thở, hồi hộp.



- Loạn nhịp tim: Ngoại tâm thu, nhịp nhanh xoang hay loạn nhịp hoàn toàn.



- Tắc mạch phổi: Ít gặp nhưng nếu có thì xảy ra đột ngột, có khi tử vong rất nhanh.



- Nhiễm khuẩn: Thường xảy ra sau khi sinh, vi khuẩn bám vào các tổn thương ở màng trong của tim gây nên tình trạng nhiễm khuẩn và viêm màng trong của tim (gọi là viêm nội tâm mạc). Nếu bệnh nhân may mắn thoát khỏi tử vong trong quá trình mang thai và sinh đẻ thì vẫn có khả năng tử vong sau khi sinh do bệnh viêm nội tâm mạc này.



Người bị bệnh tim có nên sinh con không?



Bệnh tim có nhiều loại, loại nhẹ thì ít ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người mẹ khi có thai và sinh đẻ. Nhưng có loại lại ảnh hưởng rất nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của người bị bệnh. Do đó người bị bệnh tim muốn có thai hay không, hay khi đã có thai thì nên giữ thai để sinh đẻ hay không cần được các thầy thuốc sản khoa và tim mạch khám, tư vấn, theo dõi cẩn thận.Trong quá trình phát triển của thai phải luôn có sự kết hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc sản khoa và tim mạch để điều trị, theo dõi phát hiện nguy cơ của tai biến để xử trí kịp thời cũng như ra quyết định duy trì thai hay đình chỉ thai nghén để cứu mẹ.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top