Nicky

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt i
Danh mục bảng ii
Danh mục hình iii
1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 2
1.2. Mục đích và nội dung nghiên cứu 4
1.2.1. Mục đích 4
1.2.2. Nội dung nghiên cứu 4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1. Khái quát về nuôi cấy mô tế bào thực vật 6
2.1.1. Khái niệm 6
2.1.2. Tầm quan trọng của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật 6
2.1.2.1. Về mặt lý luận sinh học cơ bản 6
2.1.2.2. Về mặt thực tiễn sản xuất 7
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của phương pháp nhân giống in vitro 7
2.1.4. Ứng dụng của kỹ thuật nuôi cấy mô 9
2.1.5. Các cơ quan thực vật được dùng trong nuôi cấy mô 10
2.1.6. Các bước nhân giống in vitro 10
2.1.6.1. Chọn lựa và khử trùng mẫu cấy 10
2.1.6.2. Tạo thể nhân giống in vitro 12
2.1.6.3. Nhân giống in vitro 13
2.1.6.4. Tái sinh cây hoàn chỉnh in vitro 13
2.1.6.5. Chuyển cây con in vitro ra vườn ươm 13
2.1.7. Quá trình tái sinh cơ quan trong nhân giống in vitro 14
2.1.7.1. Sự hình thành chồi bất định 15
2.1.7.2. Sự hình thành rễ bất định 17
2.1.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát sinh hình thái trong nuôi cấy in vitro 18
2.1.8.1. Ảnh hưởng của mẫu cấy 18
2.1.8.2. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy 21
2.1.9. Các chất khử trùng hóa học được sử dụng trong nuôi cấy mô 26
2.2. Giới thiệu chung về Kim Ngân Hoa 27
2.2.1. Vị trí phân loại 27
2.2.2. Đặc điểm quan trọng của Kim Ngân Hoa 28
2.2.3. Tác dụng dược lý 31
2.2.4. Điều kiện trồng trọt 33
2.2.5. Những nghiên cứu chính về Kim Ngân Hoa 36
3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 37
3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm 38
3.2. Vật liệu 38
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu 38
3.2.2. Trang thiết bị và công cụ 38
3.2.3. Các loại môi trường 39
3.2.4. Điều kiện nuôi cấy trong phòng nuôi cấy in vitro 40
3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm 40
3.3.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát thời gian khử trùng mẫu cấy bằng dung dịch Javel 7% 40
3.3.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của cách đặt mẫu lá lên môi trường nuôi cấy đến khả năng phát sinh hình thái của mẫu 41
3.3.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của chất kích thích tăng trưởng BA kết hợp với 2,4 D và NAA lên sự phát sinh hình thái của mẫu lá Kim Ngân Hoa 42
3.4. Phân tích thống kê 42
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 43
4.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát thời gian khử trùng mẫu cấy bằng dung dịch Javel 7% 44
4.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của cách đặt mẫu lên khả năng phát sinh hình thái của mẫu cấy 47
4.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của chất kích thích tăng trưởng BA kết hợp với 2,4 D và NAA lên sự phát sinh hình thái của mẫu lá Kim Ngân Hoa 50
4.3.1. Thí nghiệm 3.1: Khảo sát ảnh hưởng của chất kích thích tăng trưởng BA kết hợp với 2,4 D lên sự phát sinh hình thái của mẫu lá Kim Ngân Hoa 50
4.3.2. Thí nghiệm 3.2: Khảo sát ảnh hưởng của chất kích thích tăng trưởng BA kết hợp với NAA lên sự phát sinh hình thái của mẫu lá Kim Ngân Hoa 58
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 68
5.1. Kết luận 69
5.2. Đề nghị 70
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
6.1. Tài liệu tham khảo trong nước
6.2. Tài liệu tham khảo nước ngoài
PHỤ LỤC
Có 5 nhóm chất điều hòa quan trọng trong nuôi cấy mô thực vật: auxin, cytokinin, gibberellin, abscisic acid và etylen:
Auxin
Auxin là hợp chất có nhân indole, có công thức nguyên là C10H9O2N. Auxin gồm có hai loại là auxin có nguồn gốc nội sinh do thực vật tạo ra (IAA), và auxin tổng hợp do con người tạo ra (IBA, NAA, 2,4-D,...).
Auxin can thiệp vào nhiều hiện tượng sinh lý, hoạt động của nó tùy thuộc vào nồng độ và tác động bổ trợ của chúng với các chất điều hòa tăng trưởng khác.
Auxin tác động lên sự kéo dài tế bào. Hiệu quả này là sự nối tiếp cho sự gia tăng tính đàn hồi của thành tế bào và cho sự xâm nhập của nước vào bên trong tế bào, sức căng của thành tế bào giảm đi và tế bào tự kéo dài ra.
Auxin thay đổi tính thẩm thấu của màng tế bào, sự thay đổi này thể hiện bằng một sự phóng thích ion H+. Ion này gây ra một hoạt tính acid chịu trách nhiệm làm giảm tính đề kháng của thành tế bào bởi sự hấp thu ion K+.
Auxin tác động lên các quá trình chuyển hóa, đặc biệt nhất là trên sự tổng hợp RNA ribosome.
Auxin kích thích sự phân chia tế bào một cách đặc biệt trong quá trình hình thành mô sẹo và sự hình thành rễ bất định. Auxin cũng ức chế sự phát triển của chồi nách và sự hình thành phôi sinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy mô sẹo.
Tất cả cây trồng đều tổng hợp auxin tùy theo giai đoạn phát triển của chúng. Auxin được tổng hợp ở lá non, trong các chồi đang hoạt động, ở phát hoa, ở các quả còn non và lưu thông từ đỉnh xuống phía dưới với một sự phân cực rõ ràng được nhìn thấy rõ trên các cơ quan thực vật còn non. Nhưng trong quá trình vận chuyển này, chúng bị oxy hóa do hoạt động của các enzyme auxin – oxidase, điều này cho thấy nồng độ auxin luôn cao hơn ở những vùng tổng hợp ra chúng.
Đối với một số loài, auxin cần cho sự hình thành rễ của các cành giâm (Võ Thị Bạch Mai, 2004).
Cytokinin
Cytokinin (gồm kinetin, BA, zeatin và 2iP) được phát hiện sau auxin và gibberellin. Người ta biết rằng trong môi trường nuôi cấy, việc bổ sung cytokinin sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân chia tế bào và hình thành chồi. Cytokinin là các hợp chất adenin được thay thế, có 2 nhóm cytokinin nội sinh được biết đến là zeatin và IPA, ngoài ra còn có 2 nhóm cytokinin tổng hợp được sử dụng nhiều nhất trong nuôi cấy mô thực vật là Kinetin và BAP.
Cytokinin tác động hiệu quả lên sự phân chia tế bào khi có sự hiện diện của auxin: auxin tạo điều kiện thuận lợi cho sự nhân đôi DNA và cytokinin cho phép tách rời nhiễm sắc thể.
Cytokinin có vai trò trong sự tạo cơ quan thực vật, chúng kích thích mạnh mẽ sự thành lập chồi non, trái lại chúng là chất đối kháng với sự tạo rễ.
Cytokinin kích thích quá trình chuyển hóa, bảo vệ các chất chuyển hóa chống lại tác động của enzyme phân giải, làm chậm quá trình lão hóa. Các chồi nách được xử lý bằng cytokinin sẽ tăng trưởng và cạnh tranh với chồi ngọn.
Tóm lại, cytokinin giúp duy trì sự sống của mô, kích thích sự phân chia tế bào và định hướng tế bào trong con đường phân hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho nuôi cấy in vitro.
Gibberellin
Gibberellin cũng như chất auxin, đã nổi bật rất lâu trước khi được nhận dạng. Chất gibberellin đầu tiên được nhận dạng là GA3. Đây là các chất có cấu trúc nội sinh.
Tất cả các gibberellin thể hiện một nhân giống nhau, chúng có sự khác nhau bởi chất lượng và vị trí của các chất thế trên nhân.
Tính chất chính của gibberellin là sự kéo dài của các đốt cây. Tác động này cũng có thể áp dụng trên các cuống hoa và điều này cho phép có một sự chín tốt hơn hay những phát hoa phát triển hơn (trên các loài nho có chùm nhiều trái, chất gibberellin cho phép làm các chùm nho thưa trái, thoáng hơn).
GA3 được sử dụng trong môi trường dinh dưỡng kích thích vươn thân, đặc biệt trong trường hợp có hàm lượng cytokinin cao dẫn đến việc hình thành các cụm chồi có cấu trúc chặt (Economou, 1982).
Trong nuôi cấy in vitro, gibberellin có tác dụng đối với nhiều đỉnh sinh trưởng, nếu thiếu gibberellin đỉnh sinh trưởng thể hiện một dạng hình cầu, tạo nên các mắt cây.
Các gibberellin cũng có tác động trên sự đậu trái của các trái không hạt, chẳng hạn trái lê, quýt, mận và một vài loại cây khác.
Etylen
Gia tăng quá trình rụng lá và trái; với mục đích này, nó được sử dụng để cho phép thu hoạch cơ giới trái (thí dụ trái olive, cerise…).
Tính cảm ứng hoa trên cây trồng thuộc họ dứa.
Tác động làm thuận lợi cho sự tạo củ.
Tất cả các bộ phận của cây đều có khả năng tổng hợp etylen, quan trọng nhất là trái cây, kém hơn là hoa và ở các cơ quan thực vật bị chấn thương.
Abscisic acid
Acid abscisic (ABA), một loại hormone thực vật gây nên sự rụng lá và quả cũng như sự miên trạng thường được sử dụng trong nuôi cấy phôi.
Hoạt động trên sự thẩm thấu của tế bào đối với ion potassium (K+), do tác động này nó đã ảnh hưởng trên sự đóng mở khí khổng của tế bào.
Khi áp dụng trên các cây ngắn ngày được nuôi cấy bằng chu kỳ sáng thích hợp, nó có thể bị ức chế hoàn toàn (như cây Volubilis) hay từng phần bị ức chế (như cây Chenopodium rubrum) thậm chí kích thích sự ra hoa (như cây Plumbago). Áp dụng trên các cây dài ngày, nó có thể ức chế sự ra hoa trong chu kỳ sáng thuận lợi (như cây Epinard, Lolium temulentum).
Trong nuôi cấy mô, acid abscisic ít được sử dụng, một phần tùy theo loại cây và phần khác tùy các điều kiện nuôi cấy, chất này sẽ gây nên các phản ứng rất khác nhau và giải thích một cách khó khăn.
Tóm lại, trong nuôi cấy in vitro, sự chế ngự của kỹ thuật sẽ vượt qua các sự cân bằng giữa chất điều hòa với nhau và trong số đó có hai chất chính mà vai trò tạo cơ quan là cơ bản: auxin và cytokinin. Theo Skoog:
Nếu tỷ lệ auxin/cytokinin cao, người ta thu được chức năng sinh tạo rễ.
Nếu tỷ lệ auxin/cytokinin thấp, mô sẽ phát triển về phía chức năng sinh tạo thân.
Nếu tỉ lệ này gần một đơn vị người ta sẽ thu được sinh tạo mô sẹo.
Các chất khử trùng hóa học được sử dụng trong nuôi cấy mô
Khi tiến hành nuôi cấy mô khó khăn lớn nhất là phải tạo được thể nhân giống in vitro vô trùng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự nhiễm trùng, trong quá trình nuôi cấy có thể bị nhiễm vi sinh vật từ: mẫu cấy, người cấy, hệ thống lọc khí trong tủ cấy, côn trùng, công cụ hay bản thân môi trường nuôi cấy.
Mẫu cấy thường là nguồn nhiễm chính vì có rất nhiều vi sinh vật bám trên bề mặt, trong các rãnh nhỏ hay giữa các lớp vảy chồi, mầm chồi. Đối với một số loài thực vật được bao phủ bên ngoài bởi một lớp sáp dày hay có lông tơ thì càng khó khử trùng vì đây là nơi cư ngụ của rất nhiều vi sinh vật. Ngoài ra, những cây đã bị nhiễm ngay trong hệ thống mô mạch thì xem như không thể dùng phương pháp khử trùng thông thường để loại bỏ vi sinh vật được.
Để giải quyết vấn đề này, đầu tiên người ta sử dụng các chất khử trùng. Nhằm tăng cường hiệu quả khử trùng, người ta thường rửa sơ mô cấy với xà phòng để loại bỏ bụi đất và gia ...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
Link download day nhe

[ Post bai thong qua Mobile ]


[ Post bai thong qua Mobile ]
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Bước đầu nghiên cứu tạo chế phẩm cellulase từ một số chủng vi sinh vật và khả năng thủy phân cellulose Khoa học Tự nhiên 0
D Kết quả bước đầu nghiên cứu kỹ thuật gieo trồng cây Hoàng tinh hoa đỏ (Polygonatum kingianum Coll. ex Hemsl) từ hạt Khoa học Tự nhiên 0
A Nghiên cứu phương pháp phẫu thuật và bước đầu đánh giá kết quả của phẫu thuật bảo tồn trong điều trị ung thư vú nữ tại bệnh viện k Y dược 0
D Nghiên cứu tổng hợp oxit nano MnAl2O4, CoAl2O4 và bước đầu thăm dò ứng dụng của chúng Luận văn Sư phạm 0
L Bước đầu nghiên cứu quá trình xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống quản lí môi trường theo TCVN ISO 14001 Luận văn Kinh tế 2
S Bước đầu nghiên cứu khu hệ Lưỡng cư, Bò sát ở xã Kháng Nhật, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Khoa học Tự nhiên 0
B Bước đầu nghiên cứu phương pháp tính phí bảo vệ môi trường đối với công ty Giấy Hải Phòng (HAPACO) Kiến trúc, xây dựng 0
H Bước đầu nghiên cứu tiềm năng tài nguyên phát triển du lịch ở Hương Sơn - Mĩ Đức - Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
J Bước đầu nghiên cứu, áp dụng sản xuất sạch hơn cho việc giảm thiểu chất thải tại nhà máy Nhuộm Công ty dệt Nam Định Luận văn Kinh tế 2
R Bước đầu nghiên cứu phân loại chi càng cua (Peperomia Ruiz & Pav. 1794) ở Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top