lon_blog

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Các uy định của pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển quốc tế như : Hợp đồng vận chuyển hàng hoá theo chứng từ, Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng tàu chuyến, Hợp đồng đồng vận tải đa cách. Nêu thực trạng ký kết, thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển; phân tích sự tương đồng và khác biệt giữa pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế có liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Nêu một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển quốc tế
LỜI NÓI ĐẦU
1) Tính cấp thiết của đề tài
Vận tải là yếu tố không thể tách rời trong buôn bán quốc tế. Nói đến buôn
bán quốc tế là nói đến vận tải. Trong vận tải quốc tế, có thể khẳng định rằng,
vận tải hàng hoá bằng đường biển đóng vai trò hết sức quan trọng với hơn
80% khối lợng hàng hoá trên thị trờng thế giới là do vận tải hàng hoá bằng
đường biển đảm nhiệm. Tuy nhiên, vận tải hàng hoá bằng đường biển là một
lĩnh vực rất phức tạp, nó chịu sự tác động và ràng buộc của nhiều yếu tố chủ
quan cũng như khách quan, môi trường hoạt động của nó hàm chứa những rủi
ro cao không những đối với hàng hoá, phương tiện vận tải mà kể cả con
người. Do vậy, để việc vận chuyển hàng hoá có hiệu quả và bảo vệ được
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia cũng như ngăn ngừa nguy cơ
tiềm ẩn của các tranh chấp thì cần có một cơ sở, căn cứ pháp lý, đó
chính là hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động vận chuyển hàng hoá bằng
đường biển, đã từ rất lâu, Tổ chức Hàng hải quốc tế, các quốc gia đã cho ra
đời các công ước, bộ luật, các hợp đồng mẫu để điều chỉnh các quan hệ phát
sinh trong lĩnh vực này. Đối với Việt Nam, việc Quốc hội thông qua Bộ Luật
Hàng hải năm 1990 và dành một chương riêng để điều chỉnh các quan hệ về
vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt của
Nhà nuớc ta về lĩnh vực này. Nhưng cho đến nay một số quy định của Bộ luật
về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển không còn phù hợp với
pháp luật và thông lệ quốc tế như chặng trách nhiệm của người vận chuyển,
không có quy định tách bạch trong vận chuyển bằng chứng từ, thiếu các khái
niệm, một số khái niệm cha rõ ràng, chưa qui định rõ chức năng của vận
đơn...Hơn nữa, cho đến nay, việc chúng ta cha tham gia bất kỳ một công ước
nào liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là một hạn chế
rất lớn, bởi lẽ các điều ước quốc tế có ưu điểm lớn là được chấp nhận phổ
biến rộng rãi ở nhiều nước, mang tính toàn cầu và là sự đúc kết kinh nghiệm
của nhiều nước trong lĩnh vực này. Vì thế, các doanh nghiệp kinh doanh vận
tải biển của chúng ta bị yếu thế trong việc dành được quyền ký kết hợp đồng
vận chuyển và gặp khó khăn trong việc áp dụng luật trong nước hay công ước
trong ký kết hợp đồng.
Từ thực tế nêu trên khiến việc nghiên cứu về hợp đồng vận chuyển hàng hoá
bằng đường biển là cần thiết nó không chỉ có giá trị về mặt lý luận mà còn có
giá trị về thực tiễn. Sự cần thiết của nó thê hiện ở chỗ:
- Đối với hoạt động lập pháp: việc nghiên cứu tạo cơ sở lý luận vững
chắc cho việc xây dựng các qui phạm có giá trị, có sức sống phù hợp
với pháp luật quốc tế.
- Đối với luật hàng hải: nghiên cứu vấn đề này sẽ làm hoàn thiện,
phong phú thêm, phát triển thêm hệ thống các khái niệm để đa luật
hàng hải của chúng ta phù hợp với pháp luật hàng hải quốc tế.
- Đối với các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực vận
tải biển quốc tế: kết quả nghiên cứu sẽ giúp họ có sự hiểu biết sâu
hơn, đúng hơn về các qui định có liên quan đến hợp đồng vận chuyển
hàng hoá bằng đường biển. Từ đó, giúp họ thực hiện các giao dịch của
mình có hiệu quả và đúng pháp luật.
Do vậy, tui chọn đề tài “Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển
quốc tế” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình.
2) Mục đích của luận văn
Luận văn được viết nhằm tìm hiểu những khái niệm cơ bản, phân tích sự
tương đồng và khác biệt giữa pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế có
liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Luận văn
cũng đưa ra các nguyên nhân phát sinh tranh chấp và biện pháp giải quyết.
Từ những phân tích đó, tác giả đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các
quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đ-
ường biển.
3) Phƣơng pháp nghiên cứu
Phù hợp với mục đích nghiên cứu của Luận văn tác giả sử dụng phương pháp
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa duy vật Mác xít để
nghiên cứu. Trong đó, sử dụng chủ yếu các phương pháp như qui nạp, so
sánh… Luận văn được viết dựa trên tinh thần của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần, vận hành theo cơ chế thị trờng có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
4) Phạm vi nghiên cứu
Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển bao gồm cả vận chuyển
bằng đường biển trong nước và vận chuyển đường biển quốc tế. Trong phạm
vi của bản luận văn, tác giả chỉ đề cập đến hợp đồng vận chuyển hàng hoá
bằng đường biển quốc tế dưới ba dạng hợp đồng chính đó là: (i) hợp đồng
vận chuyển theo chứng từ ; (ii) hợp đồng vận chuyển bằng tàu chuyến và (iii)
hợp đồng vận chuyển đa cách. Tác giả đi sâu phân tích vào trách
nhiệm của người vận chuyển dựa trên các qui định của Chương V Bộ luật
hàng hải Việt Nam 1990 trong sự so sánh đối chiếu với các Công ước quốc tế
Hague Rules 1924, Hague Visby Rules 1968, Hamburg 1978 và Công ước
của Liên Hợp quốc về vận chuyển hàng hoá bằng vận tải đa cách
(Ganeva) 1980.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top