daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Việt Nam và Thái Lan vốn có quan hệ láng giềng với nhau từ lâu. Nhưng chỉ đến khi Rama I (1782- 1809) làm vua Xiêm và Gia Long (1802-1819) làm vua ở Việt Nam thì quan hệ ngoại giao giữa hai triều đại, hai nhà nước phong kiến mới chính thức được thiết lập. Trong lịch sử hiện đại, mối quan hệ đó ngày càng phát triển mạnh mẽ và đạt đến tàm cao mới. Vì vậy việc nghiên cứu mối quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan sẽ giúp người viết tăng cường nhận thức của bản thân về mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước nói chung và Thái Lan nói riêng từ sau khi giành được độc lập tò phong kiến phương Bắc, bổ sung kiến thức cho việc giảng dạy chương trình lịch sử các nước Đông Nam Á, đặc biệt là mối quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan về lĩnh vực kinh tế - văn hóa. Việc làm khóa luận tốt nghiệp cũng là một dịp tập nghiên cứu khoa học.

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan đã hình thành tò lâu trong lịch sử. Sự phù hợp về lợi ích giữa hai nước trên nhiều mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng., là cơ sở vững chắc cho sự phát ứiển quan hệ kinh tế - văn hóa giữa hai nước ứong tương lai. Ngày nay, thế giới đang diễn ra xu thế toàn cầu hóa đòi hỏi mỗi quốc gia phải có một chính sách đối ngoại cũng như hợp tác tích cực chủ động để hòa nhập vào xu thế của sự phát triển. Việc nghiên cứu về mối quan hệ kinh tế - văn hóa giữa Việt Nam và Thái Lan sẽ góp phàn hiểu được những bài học lịch sử ứong quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quan hệ kinh tế và giao lưu văn hóa Việt-Thái trong lịch sử” còn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, khiến người viết luận văn hết sức quan tâm và chọn làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
II. Phương pháp nghiên cứu

Sau khi xác định được đề tài nghiên cứu, công việc đàu tiên mà người viết tiến hành là sưu tàm, sắp xếp và phân loại tài liệu rồi phác thảo đề cương cho khóa luận. Sau đó thực hiện đề tài theo phương pháp lịch sử và phương pháp logic: Tái hiện toàn bộ quan hệ kinh tế - văn hóa giữa Việt Nam và Thái Lan từ thế kỉ X đến nay và xem xét quan hệ kinh tế - văn hóa trong các mối quan hệ chính trị - quân sự, đặt mối quan hệ kinh tế - văn hóa giữa Việt Nam và Thái Lan trong mối quan hệ với các nước Đông Nam Á và các nước khác trên thế giói.

IIIếLịch sử vấn đề và nguồn sử liệu

Số lượng các công trình nghiên cứu về mối quan hệ Việt Nam -Thái Lan đã chứng tỏ vấn đề này thực sự hấp dẫn đối với nhiều nhà nghiên cứu. Có thể kể tên một số công trình tiêu biểu, có tác dụng gợi mở hướng nghiên cứu và là cơ sở giúp người viết hoàn thành khóa luận của mình.

- Đại Việt sử kỉ toàn thư của Ngô Sĩ Liên -NXB Văn Hóa 1960. Đề cập tới quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Thái Lan tò thế kỉ XII-XV.

- Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn-NXB KHXH Hà Nội 1977. Đề cập đến mối quan hệ kinh tế Việt Nam và Thái Lan từ thế kỉ XVI-XVIII.

- Đại Nam Thực Lục- Quốc sử quán triều Nguyễn thế kỉ XIX. NXB Giáo Dục 2007. Đề cập về quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Thái Lan thế kỉ xvm, XIX.

“Kinh tế vương quốc Thái Lan” Nói sơ lược quan hệ kinh tế Việt Nam và Thái Lan tò 1977-1992.

Tác giả Nguyễn Tương Lai góp thêm một tiếng nói về mối quan hệ Việt Nam và Thái Lan bằng tác phẩm “Quan hệ giữa Việt Nam —Thái Lan trong những năm 90”. Tác phẩm nói về mối quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan trong tất cả các mặt từ 1889-1999 trong đó nhấn mạnh đến mối quan hệ về kinh tế.

Cuốn “7ĩm hiểu lịch sử- văn hóa Thái Lan” tập 1 của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, viện nghiên cứu Đông Nam Á NXB KHXH Hà Nội
1994 có đề cập quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan về văn hóa trong đó có Phật giáo và tộc người Thái.

Tại trang web có bài viết: Vải nét về quan hệ Việt Nam

- Thái Lan những năm đầu thế kỉ XXI của tác giả Nguyễn Thị Hoàn. Tác giả bài viết đề cập đến quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan trong nhiều lĩnh vực như hợp tác kinh tế, văn hóa khoa học kĩ thuật, chính trị ngoại giao, về kinh tế, tác giả nhấn mạnh đến kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước cũng như quan hệ đàu tư cho đến năm 2004.

Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành quả nghiên cứu về mối quan hệ kinh tế - văn hóa giữa Việt Nam và Thái Lan của các bậc thầy đi trước, người viết đã định hướng nên toàn bộ nội dung cho đề tài nghiên cứu của mìnhễ

IV. Phạm vỉ nghiên cứu

Quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan là mối quan hệ toàn diện thể hiên trên tất cả các lĩnh vực. Trong khuôn khổ của đề tài khóa luận, người viết chỉ tập trung nghiên cứu về mối quan hệ kinh tế - văn hóa giữa Việt Nam và Thái Lan từ thế kỉ X đến nay, tức là từ thời điểm có những sự kiện về quan hệ Việt -Thái được ghi chép đầu tiên ứong thư tịch cổ đến những năm đàu của thế kỷ XXI, khi mối quan hệ của Việt Nam với Thái Lan đang hết sức tốt đẹp, tạo những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mỗi nước.

V. Cấu trúc khóa luận

Ngoài phàn mở đầu, kết luận, thư mục tham khảo, khóa luận được chia làm 3 chương:

Chương 1: Điều kiện lịch sử của quan hệ Việt-Thái

Chương 2: Quan hệ kinh tế Việt Nam - Thái Lan từ thế kỉ X đến nay.

Chương 3 : Giao lưu văn hóa Việt Nam - Thái Lan tò thế kỉ X đến nay.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

suhoc

Member
Nhờ Bác xem thêm cái này nữa lấy giúp em với ạ. Em đang làm bài về Quan hệ văn hóa Thái Lan - Việt Nam nên rất cần lắm ạ. Thank Bác nhiều.

Link đây Bác ạ:
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong chủ nghĩa Mác- Lênin Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top