Suthley

New Member

Download miễn phí Đề tài Nghiên cứu vấn đề phát triển kinh tế nông thôn trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam





A. Mở Đầu 1

B. Nội dung 2

I. Lý luận chung về kinh tế nông thôn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 2

1. Thế nào là kinh tế nông thôn: 2

1.1 Khái niệm về nông nghiệp nông thôn và kinh tế nông thôn: 2

1.2. Các bộ phận cấu thành kinh tế nông thôn: 2

2. Vai trò của kinh tế nông thôn: 3

2.1. Cung cấp lương thực thực phẩm cho xã hội: 3

2.2. Cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp nhẹ đặc biệt là công nghiệp chế biến: 3

2.3. Cung cấp một phần vốn để công nghiệp hoá: 3

2.4. Nông nghiệp, nông thôn là thị trường quan trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ: 3

2.5. Phát triển nông nghiệp, nông thôn là cơ sở ổn định kinh tế, chính trị, xã hội: 4

3. Tính tất yếu phải phát triển kinh tế nông thôn trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam: 4

II. Thực trạng của kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay: 4

1. Những thành tựu của kinh tế nông thôn Việt Nam trong thời gian gần đây: 4

1.1. Sản xuất lương thực phát triển tốt, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia: 5

1.2. Sản xuất rau, hoa màu và cây công nghiệp tăng khá cao: 5

1.3. Chăn nuôi phát triển mạnh và ngày càng hoàn thiện: 6

1.4. Sản xuất lâm nghiệp, thuỷ sản có nhiều bước tiến: 6

1.5. Các làng nghề thủ công tăng cả về số lượng lẫn chất lượng: 7

2. Hạn chế: 7

2.1. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn còn chậm: 7

2.2. Sản xuất lương thực chưa có tính chuyên nghiệp, chất lượng hàng nông sản chưa cao: 8

2.3. Trình độ lao động ở nông thôn thấp, nạn thất nghiệp gia tăng: 9

2.4. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn còn yếu kém: 9

2.5. Tình trạng khan hiếm về nguồn vốn sản xuất của người nông dân: 10

3. Nguyên nhân hạn chế: 10

III. Những giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế nông thôn trong nền kinh tế thị trường; 11

1. Tiếp tục thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá: 11

2.Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuât: 12

3. Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp: 12

4. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn: 13

5. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội cho nông thôn: 13

6. Tăng cường đầu tư vốn và hiệu quả sử dung vốn trong phát triển kinh tế nông thôn: 13

C. Kết luân 14

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ệt là vốn. Là nước nông nghiệp, thông qua việc xuất khẩu nông sản phẩm, nông nghiệp,nông thôn có thể góp phần giải quyết nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
2.4. Nông nghiệp, nông thôn là thị trường quan trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ:
Với những nước lạc hậu, nông nghiệp, nông thôn tập trung phần lớn lao động và dân cư. Do đó, đây là thị trường quan trọng của công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp, nông thôn càng phát triển thì nhu cầu về hàng hoá tư liệu sản xuất như: thiết bị nongnghiệp, điện năng, phân bón, thuốc trừ sâu...càng tăng, đồng thời các nhu cầu về dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp như: vốn, thông tin, giao thông vận tải, thương mại... cũng ngày càng tăng. Mặt khác, sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn làm cho mức sống, mức thu nhập của dân cư nông thôn tăng lên và nhu cầu của họ về các loại sản phẩm công nghiệp như: ti vi, tủ lạnh, xe máy, vải vóc... và nhu cầu về dịch vụ văn hoá, y tế, giáo dục, du lịch, thể thao...cũng ngày càng tăng.
Nhu cầu về các loại sản phẩm công nghiệp và dịch vụ của khu vực kinh tế rộng lớn là nông nghiệp, nông thôn góp phần đáng kể mở rộng thị trường của công nghiệp và dịch vụ. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ.
2.5. Phát triển nông nghiệp, nông thôn là cơ sở ổn định kinh tế, chính trị, xã hội:
Nông thôn là khu vực kinh tế rộng lớn, tập trung phần lớn dân cư của đất nước.Phát triển kinh tế nông thôn, một mặt bảo đảm nhu cầu lương thực, thực phẩm cho xã hội; nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ; là thị trường của công nghiệp và dịch vụ... Do đó, phát triển kinh tế nông thôn là cơ sở ổn định, phát triển nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, phát triển nông thôn trực tiếp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cư dân nông thôn.Vì vậy, phát triển nông thôn là cơ sở ổn định chính trị, xã hội. Hơn thế nữa, cư dân nông thôn chủ yếu là nông dân, người bạn đồng minh, là chỗ dựa đáng tin cậy của giai cấp công nhân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Phát triển nông nghiệp, nông thôn góp phần củng cố khối liên minh công nông, tăng cường sức mạnh của chuyên chính vô sản.
3. Tính tất yếu phải phát triển kinh tế nông thôn trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam:
Như đã nêu trên, kinh tế nông thôn có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước cũng như các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Mặt khác, ở các nước nghèo, nông nghiệp thường chiếm tỉ trọng rất lớn trong GDP và thu hút một bộ phận quan trọng lao động xã hội. Trong khi đó, nước ta lại xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu với đa số dân cư sống ở nông thôn, người dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp thì kinh tế nông thôn càng giữ một vai trò thiết yếu trong nền kinh tế quốc dân. Muốn đưa được đất nước ta thoát khỏi đói nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, tạo đà cho việc tiến hành quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước không có con đường nào khác là phải phát triển kinh tế nông thôn. Nó như một xu hướng tất yếu của thời đại.
II. Thực trạng của kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay:
1. Những thành tựu của kinh tế nông thôn Việt Nam trong thời gian gần đây:
Trong những năm vừa qua, nhờ thực hiện những đường lối, chính sách đúng đắn mà Đảng đã đề ra nên dù gặp nhiều khó khăn như: thời tiết không thuận lợi, dịch cúm gia cầm tái phát... nhưng kinh tế nông thôn vẫn đạt được những thành tựu đáng kể, đạt được mục tiêu phát triển toàn diện sản xuất nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng tương đối cao và liên tục (năm 2004 đạt trên 3,5%; năm 2005 đạt 4,2%). Cụ thể:
1.1. Sản xuất lương thực phát triển tốt, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia:
Trong hơn bốn thập kỷ, lương thực đối với nước ta luôn là vấn đề nóng bỏng, tình trạng thiếu lương thực diễn ra thường xuyên. Song từ năm 1989 lại đây, sản xuất lương thực nước ta chẳng những đã trang trải nhu cầu lương thực cho tiêu dùng, có dự trữ lương thực cần thiết mà còn dư thừa để xuất khẩu.Đặc biệt mấy năm trở lại đây, sản lượng lương thực tăng nhanh và ổn định, điển hình là năm 2005 ước đạt gần 40 triệu tấn, tăng 400 nghìn tấn (1,1%) so với năm 2004 và đạt mức cao nhất từ trước đến nay, đồng thời vượt xa chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Lương thực bình quân nhân khẩu tăng nhanh: từ 462,9 kg năm 2003 lên 476 kg năm 2004 và ước đạt 480 kg năm 2005.
Về sản xuất lúa, hiện nay nước ta là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới. Sản lượng lúa ước tính cả năm 2005 đạt 35,79 triệu tấn Đảm bảo an ninh lương thực xuất khẩu hàng năm từ 3,4 đến 4 triệu tấn gạo, bằng khoảng 20 – 25% tổng lượng lúa gạo sản xuất ra và chiếm 14 – 17% lưu lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới. Nhờ thực hiện thâm canh cây trồng, đồng thời tăng tỉ trọng lương thực có chất lượng cao để phù hợp với yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước, sản xuất lúa phát triển theo hướng tích cực. So với năm 2004, diện tích lúa giảm 3,4% nhưng năng suất tăng 2% nên sản lượng lúa vẫn tăng 0,4% (145 nghìn tấn) vào năm 2005. Điều này còn giúp ta tiến sâu vào các thị trường khó tính như Nhật Bản. Từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2005, ta đã xuất khẩu sang thị trường này 40.000 tấn gạo thơm, tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Hơn nữa, việc tăng chất lượng gạo còn giúp tăng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam: giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2005 đạt 275 USD/tấn so với 232 USD/tấn năm 2004. Kim ngạch xuất khẩu gạo cũng tăng cao: gạo xuất khẩu đạt trên 5 triệu tấn, kim ngạch đạt trên 1,34 tỷ USD, tăng 30% về lượng và 50% về kim ngạch so với năm 2004. Cùng với đó, sản xuất ngô năm 2005 cũng có những tiến bộ vượt bậc: sản lượng đạt 3,69 triệu tấn, tăng 257 nghìn tấn so với năm 2004 và là mức cao nhất từ trước đến nay. Nhờ đó, cơ cấu sản lượng lương thực đã thay đổi: tỷ trọng ngô từ 8,3% năm 2003 và 8,7% năm 2004 lên 9% năm 2005, tỷ trọng lúa giảm từ 91,7% và 91,3% xuống 91% trong 3 năm tương ứng.
Những kết quả đã đạt được ở trên cho thấy, sản xuất lương thực của nước ta đã và đang phát triển mạnh với tốc độ ổn định, thị trường và giá cả nông sản thực phẩm trong nước bình ổn, an ninh lương thực quốc gia được giữ vững.
1.2. Sản xuất rau, hoa màu và cây công nghiệp tăng khá cao:
Sản lượng rau đạt 9.66 triệu tấn, tăng 6.9%; sắn đạt 6,5 triệu tấn, tăng 12,5%; đỗ tương đạt 297 nghìn tấn, tăng 20,7%; lạc đạt 485,4 nghìn tấn, tăng 3,5%; bông tăng 9,6%; chè tăng 4%; cao su tăng 12,1%, hồ tiêu tăng 6,4% so với năm 2004. Bên cạnh đó, chất lượng một số loại quả có tiến bộ nên đã đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu.Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2005 ước đạt 230 triệu USD, tăng 32% so với năm 2004.
Diện tích cây ăn quả tăng nhanh: năm 2005 đạt 766 nghìn ha, tăng 19,3 nghìn ha so với năm 2004. Không chỉ diện tích mà sản lượng cây ăn quả cũng tăng nhanh: cam quýt tăng 12,2%, dứa tăng 13%, bưởi tăng 15,7%, xoài tăng 12,8% trong năm 2005 so với năm 2004.
Do các loại rau, quả và cây công nghiệp không chỉ tăng về sản lượng mà còn tăng về chất lượng nên kim ngạch xuất khẩu đều tăng ...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top