daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

ĐẦU……..……………………………………………………………………….................................................................................................………………
CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN….............................................................……

1.1 Ba lĩnh vực kết học, nghĩa học, ngữ dụng học và mối quan hệ của

1
10

chúng trong ngôn ngữ……………………......................................................................................................................................…………
1.1.1. Ba lĩnh vực kết học, nghĩa học, ngữ dụng học…….........................................................

10

1.1.2. Các vấn đề cơ bản của ngữ dụng học (Pragmatics).…..............................……

10

1.2. Ngôn ngữ kể chuyện………....................................................................................................................................………

11


1.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện. …….................................................................................……………………

23

1.2.2. Ngơn ngữ nhân vật. ………......................................................................................................................................

24

1.3. Điểm nhìn nghệ thuật trong truyện……………………....................................................................………

29

1.3.1. Khái niệm về điểm nhìn (Point of view) ………………………………….………………………

35

1.3.2. Các loại điểm nhìn (Types of point of view) ……………………….…….…………………

35

1.3.3. Các nhân tố của điểm nhìn

……………………................................…………………………………………

37

1.3.4. Các tính chất của điểm nhìn ……...............................................................................................................

40


1.4. Giọng và giọng điệu………………............................................................................................….........................................

46

1.5. Quan điểm của M.Bakhtin và của Kate Hamburger về ngôn ngữ

49

trong thể loại tiểu thuyết …………………................................................................................................................................………
CHƯƠNG 2: NGÔN NGỮ KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA

51

NGUYỄN KHẢI…….............................................................................................................................………...........................................………

2.1. Điểm nhìn trần thuật và ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn

54

của Nguyễn Khải trước 1975……………...................................................……................................................................................
2.2. Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Khải giai

54

đoạn sau 1975 ………..........................................................................................................................................……......................……………

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



2.2.1. Ngôn ngữ mang phong cách sinh hoạt đời thường…….………

72

2.2.2. Ngơn ngữ đa thanh có tính đối thoại nội tại. ………………………………............

72

CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA

102

NGUYỄN MINH CHÂU …….......................................................................................................................................................................

3.1. Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
giai đoạn trước 1975…......................................................................................................................................................................…………

127

3.2. Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
giai đoạn sau 1975…........................................................................................................................................................................................

127

3.2.1. Ngôn ngữ mang phong cách sinh hoạt đời thường…......................…………
3.2.2.Ngôn ngữ có tính đối thoại đa thanh - một chất liệu mới trong
ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Minh Châu sau 1975…................................................................

141
142


KẾT LUẬN………...............................................................................................................................................................................................……
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

160

ĐẾN LUẬN ÁN….....................................................................................................................................................................................................……

196

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................................................................................
PHỤ LỤC……….....................................................................................................................................................................................................................

201
202
213

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Ngôn ngữ là chất liệu của văn chương. Từ một hệ thống tín hiệu
giao tiếp cộng đồng cơ bản, qua sự sáng tạo của người nghệ sỹ, nó trở nên
sinh sắc, giàu cảm xúc và chứa đựng giá trị thẩm mĩ. Có nhiều ngành khoa
học nghiên cứu hiện tượng này: Phong cách học, Thi pháp học, Ngữ dụng
học. Từ góc độ thi pháp, chúng tui chọn nghiên cứu vấn đề ngôn ngữ kể
chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu trong mối
quan hệ với điểm nhìn trần thuật và các cách tự sự.
1.2. Truyện ngắn là một thể loại của văn xuôi nghệ thuật, với những

đặc trưng “nghề nghiệp” riêng thì mối liên hệ giữa ngơn ngữ kể chuyện với
việc xử lý điểm nhìn trần thuật và việc lựa chọn cách tự sự là rất rõ
rệt. Mặt khác, với thế mạnh của một hình thức tự sự cỡ nhỏ nhưng lại có sức
khái qt lớn, truyện ngắn ln là một thể loại chủ công trong việc khám phá
và cải tạo hiện thực cuộc sống. Giai đoạn 1955 -1975, trước những biến cố
trọng đại của lịch sử, truyện ngắn đã góp phần đắc lực vào việc cổ vũ động
viên cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc đi đến thắng lợi. Nhưng cũng chính
vì cái hồn cảnh đặc biệt đất nước có chiến tranh, nên ngơn ngữ kể chuyện
trong các truyện ngắn giai đoạn này cũng mang những đặc trưng riêng.
1.3. Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa lịch sử đất nước mở sang
trang mới: Độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và xây dựng Chủ nghĩa xã
hội. Một hiện thực mới đa dạng, biến động và đầy phức tạp đã được mở ra ở
khắp đất nước. Hiện thực đó địi hỏi các nhà văn phải hình thành cho được
một thứ chất liệu ngôn ngữ mới để phản ánh chân thực, sinh động cuộc sống
của con người và xã hội.
1.4. Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu là hai nhà văn lớn của Văn
học cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp văn chương của hai ông gắn liền với sự
nghiệp đấu tranh cách mạng của dân tộc. Giai đoạn 1955-1975, Nguyễn Khải
và Nguyễn Minh Châu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của những nhà văn 1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


chiến sỹ. Sau 1975, văn học Việt Nam chuyển mình sang giai đoạn mới, bằng
sự “dũng cảm điềm đạm” của mình, hai ơng đã đặt những viên gạch đầu tiên
cho sự đổi mới bằng hàng loạt những truyện ngắn đặc sắc. Tìm hiểu truyện
ngắn của hai nhà văn này, chúng ta sẽ thấy rõ những đặc trưng ngôn ngữ kể
chuyện trong mối quan hệ với các vấn đề về giọng điệu, về việc sử dụng các
điểm nhìn trần thuật và sự lựa chọn các hình thức tự sự.
1.5. Do đạt được những thành tựu lớn trong sáng tác ở cả phương diện nội

dung và nghệ thuật, một số truyện ngắn của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu
được chọn đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thơng. Lựa chọn đề tài
“Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh
Châu”, trước hết chúng tui sẽ đưa ra những nhận xét xác đáng về đặc trưng ngôn
ngữ kể chuyện của hai ơng. Ngồi ra, đề tài cịn bổ sung vào việc phân tích các
tác phẩm văn xi của hai ơng trong chương trình phổ thơng một hướng tiếp cận
mới từ góc độ ngơn ngữ, giúp cho việc đọc hiểu văn bản (một khâu quan trọng
trong việc phân tích tác phẩm trong nhà trường) đạt hiệu quả cao.
2. Tổng quan tài liệu
2.1. Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến ngôn ngữ kể chuyện
Trên thế giới, vấn đề ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn học đã
được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu. Trong cơng trình nghiên cứu Ngôn
ngữ học và Thi pháp học, Jakobson Roman đã nêu sáu chức năng cơ bản của
giao tiếp ngôn ngữ. Trong đó, ơng đặc biệt chú ý đến chức năng thơ của ngôn
ngữ. Theo ông, chức năng thơ của ngôn ngữ là sự định hướng của thông báo
vào bản thân nó, sự tập trung chú ý vào thơng báo vì chính bản thân nó
[35,Tr.144]. Theo Iu. M. Lotman trong: Cấu trúc văn bản nghệ thuật ngơn từ
(1970)[80], thì ngơn ngữ nghệ thuật đã được nghiên cứu trong mối quan hệ với
nhiều vấn đề: điểm nhìn, khơng gian nghệ thuật, nghệ thuật ngơn từ với tư cách
là kí hiệu ngơn ngữ…. Đặc biệt, bằng việc phân tích một số đoạn thơ trong tiểu
thuyết Evgenhi Onhegin của Puskin, nhà nghiên cứu đã chỉ ra những cấu trúc
phức tạp của điểm nhìn làm xuất hiện những ngôn từ đa thanh, đa nghĩa. Trong
2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Mikhail Bakhtin - Nguyên lý đối thoại [123], T.Todorov cho rằng, khi nghiên
cứu nguyên lý đối thoại của Mikhail Bakhtin phải đặt trong sự kết hợp của hai sự
thật: Tư tưởng của Mikhail Bakhtin hấp dẫn phong phú nhưng cũng rất phức tạp

và khó khăn trong việc tiếp cận nó. Điểm nhìn và lời văn nghệ thuật trong tác
phẩm văn học phải được gián tiếp đặt trong mối quan hệ với thể loại. Bản chất
của ngôn từ trong văn xuôi nghệ thuật với đặc trưng riêng của thể loại đã được
M.Bakhtin và Kọte Hamburger dày công nghiên cứu [7, 8, 47]. Cịn trong Cá
tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, M.Khrapchenco cũng
đưa ra những quan điểm quan trọng về ngôn ngữ nghệ thuật [59].
Ở Việt Nam, trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 [19], khi
nghiên cứu về Ngữ dụng học, vấn đề điểm nhìn cũng đã được Đỗ Hữu Châu
đề cập đến. Đặc biệt, trong đó tác giả đưa ra những kiến giải quan trọng về
ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp. Đó là những kiến thức rất quan trọng
để chúng tơi soi chiếu vào việc tìm hiểu các tác phẩm cụ thể trong luận án.
Còn Nguyễn Đức Dân với Logic và Tiếng việt [24], thì ngơn ngữ kể chuyện
và điểm nhìn được nghiên cứu như là những yếu tố trong giao tiếp nói năng.
Vấn đề đó tiếp tục được nghiên cứu gắn liền với sáng tác văn chương hơn
trong các cơng trình của Đặng Anh Đào với Đổi mới tiểu thuyết phương Tây
hiện đại [29], Trần Đình Sử với Giáo trình dẫn luận thi pháp học [98] và
Nguyễn Thái Hịa với Những vấn đề thi pháp của truyện [61]. Trong những
cơng trình đó, thì cả điểm nhìn và ngơn ngữ kể chuyện được nghiên cứu như
những yếu tố của thi pháp. Nguyễn Lai trong Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp
nhận văn học, bằng việc tìm hiểu bản chất hệ thống và bản chất tín hiệu của
ngơn ngữ, đã chỉ ra mối quan hệ rất linh hoạt giữa nội dung và hình thức của
ngơn ngữ và ơng cho rằng:”mã hình tượng là một loại tín hiệu lấy mã ngơn
ngữ làm tiền đề, nhưng nó khơng đồng nhất với mã ngơn ngữ về mặt cấp độ”
[76,Tr.107].
Một trong những đặc trưng cơ bản của thể loại truyện ngắn là ngắn gọn và
hàm súc. Đặc điểm đó giúp cho truyện ngắn ln bám sát và nhạy bén trước mọi
3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



đổi thay của đất nước. Thực tế phát triển và những thành tựu to lớn mà truyện
ngắn đạt được, đã thu hút nhiều cơng trình nghiên cứu, đặc biệt là các vấn đề về
ngơn ngữ, giọng điệu và điểm nhìn trong truyện ngắn [4,12, 99,107]…
Trong “Phong cách học với việc dạy văn và lý luận phê bình văn học”
[34], bằng việc coi tác phẩm văn học như những tác phẩm nghệ thuật ngơn từ,
Hữu Đạt đã chiếu một cái nhìn mới vào những tác phẩm văn học của một thời
đã qua và làm phát ra ở chúng những ánh sáng khác lạ. Hướng khai thác của
tác giả đã là một gợi ý rất bổ ích cho chúng tơi.
Đặc biệt, Hội nghị Tự sự học tổ chức tại Hà Nội tháng 11 năm 2003 đã tập
hợp được rất nhiều bài viết của các nhà phê bình nghiên cứu thể hiện những biện
giải xác đáng, có liên quan đến lĩnh vực điểm nhìn và ngơn ngữ kể chuyện trong
văn xi nghệ thuật. Đáng chú ý là các bài viết của Hoàng Ngọc Hiến với “Kể
lại nội dung và viết nội dung” [54], Nguyễn Thái Hịa với “Điểm nhìn trong lời
nói giao tiếp và điểm nhìn nghệ thuật trong truyện” [62], Đỗ Hải Phong với
“Vấn đề người kể chuyện trong thi pháp tự sự hiện đại”[90], Trần Đình Sử với
“Về mơ hình tự sự Truyện Kiều”[102], Nguyễn Hoài Thanh với “Sự độc đáo
trong lối thuật kể của “Ơng vua phóng sự” Vũ Trọng Phụng”[105], Đặng Anh Đào
với “Sự phát triển nghệ thuật tự sự ở Việt Nam- một vài hiện tượng đáng lưu ý
“[30].
2.2. Những cơng trình nghiên cứu về các sáng tác của Nguyễn Khải và
Nguyễn Minh Châu.
Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu là hai nhà văn lớn, sáng tác của hai
ông không những đã đề cập đến cả một mảng hiện thực lớn gồm công cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc và cách mạng giải phóng dân tộc ở Miền
Nam mà cịn vắt sang cả thời kì sau chiến tranh và công cuộc đổi mới đất nước.
Gắn liền với nhiệm vụ cách mạng của từng giai đoạn, sáng tác của hai ông
mang cả những dấu ấn riêng của thời đại. Vì vậy, các cơng trình nghiên cứu về
sáng tác của hai ơng có số lượng rất lớn và cũng chia ra làm hai thời kì rõ rệt:
• Thời kỳ trước năm 1975

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Thời kì này giới phê bình nghiên cứu chủ yếu đi vào nhận xét đánh giá
các truyện ngắn của hai nhà văn ở phương diện nội dung xã hội. Những thành
công của Nguyễn Khải ở “Mùa lạc”, “Hãy đi xa hơn nữa”,” Tầm nhìn xa”,
“Người trở về”...và của Nguyễn Minh Châu với “Mảnh trăng cuối rừng”,
“Những vùng trời khác nhau”,”Nguồn suối”... đã thu hút rất nhiều bài viết,
nhưng tựu trung lại thì các tác phẩm đó đều được đánh giá ở khía cạnh phản
ánh được cuộc sống mới, con người mới, phù hợp với xu thế phát triển của
cách mạng. Trong số rất nhiều cơng trình nghiên cứu về hai tác gia, các cơng
trình của các nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức là
tương đối sâu sắc và triệt để. Các nhà phê bình đã đánh giá cao những đóng
góp to lớn của hai nhà văn trong sự nghiệp chung của dân tộc và cũng mạnh
dạn chỉ ra những vấn đề còn hạn chế, những dấu vết của thời đại còn để lại
trong tác phẩm của họ giai đoạn trước 1975 [61,83, 87].
• Thời kì sau năm 1975
Trong buổi giao thời, trên văn đàn văn học nước nhà, Nguyễn Khải và
Nguyễn Minh Châu là hai trong số ít nhà văn đã sớm có những tác phẩm thể hiện sự
đổi mới tư duy nghệ thuật trong sáng tác của mình. Sự đổi mới ấy lúc đầu cịn là dị
dẫm thử nghiệm, kịp đến khi có nghị quyết của Đảng về vấn đề đổi mới trong văn
chương thì điều đó đã được khẳng định vững chắc. Những sáng tác mang gương mặt
mới ấy lập tức đã châm ngịi cho hàng loạt những hội thảo, những cơng trình nghiên
cứu. Những vấn đề được các tác giả tập trung, chú ý phân tích, mổ xẻ đánh giá cũng
đa diện, đa chiều hơn. Bên cạnh những “bậc tiền bối” như Nguyễn Đăng Mạnh, Hà
Minh Đức, Phan Cự Đệ, những người đã chứng kiến và dõi theo từng bước chân của
hai nhà văn từ lúc mới vào nghề, thì lớp trẻ cũng tỏ ra rất sắc sảo với những phát hiện
mới mẻ. Bích Thu với “Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải những

năm 80 đến nay”. Nguyễn Thị Bình với “Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết”,Trần
Thanh Phương trong “Nguyễn Khải với Hà Nội trong mắt tôi”, Lê Thị Hồ Quang
với “Nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Nguyễn Khải”, Nguyễn Thu Tuyết với một
chùm bài viết nhỏ về Nguyễn Minh Châu: “Nguyễn Minh Châu - tài năng và tấm

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


lòng”, “Một vài kiểu loại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu” và
“Nguyễn Minh Châu với nghệ thuật xây dựng truyện ngắn”, Trần Đình Sử lại quan
tâm đến phong cách trần thuật với “Bến quê, một phong cách trần thuật giầu chất
triết lí”. Nguyễn Tri Ngun thì lại nhận ra “Những đổi mới về thi pháp trong sáng
tác của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975”, còn Đỗ Đức Hiểu lại nhìn thấy Nét nhoè
rất ấn tượng trong “Phiên chợ Giát” - văn bản đa thanh cuối đời.
2.3. Một số bài viết của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu về những
đổi mới trong sáng tác của mình
Một điều thú vị là bản thân hai nhà văn cũng có những bài viết về chính
những sáng tác của mình. Tiêu biểu là Nguyễn Khải với Chuyện nghề và các
bài đăng trên các báo Văn nghệ, Sài Gòn tiếp thị..., Nguyễn Minh Châu với
những trăn trở trên Trang giấy trước đèn... Đó thực sự là những dịng tâm bút,
ở đó, các nhà văn đã nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá lại những cái được và cái
chưa được, cũng như phần nào cắt nghĩa những nguyên nhân chủ quan và
khách quan của những cái cịn non yếu trong sáng tác của mình. Chính từ
những lời “Tâm bút” ấy mà chúng tơi đã có những con đường ngắn thâm
nhập vào tác phẩm của hai ông.
Những năm gần đây, đã xuất hiện những cơng trình nghiên cứu nghiêm
túc, dài hơi về tác phẩm của hai nhà văn, đó là những luận án tiến sĩ. Về
Nguyễn Khải thì có Nguyễn Thị Tuyết Nga, Đào Thuỷ Ngun, về Nguyễn

Minh Châu thì có luận án của Tơn Phương Lan, Trịnh Thu Tuyết... Với cái
nhìn lịch đại, cùng với các hiểu biết từ công cuộc đổi mới trên mọi mặt của
cuộc sống không loại trừ sự đổi mới của hai nhà văn Nguyễn Khải và Nguyễn
Minh Châu, các tác giả đã chỉ ra sự vận động trong những sáng tác của hai
ơng trong văn xi đương đại.
Tóm lại, những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến điểm nhìn,
giọng điệu và ngôn ngữ kể chuyện đều được đề cập đến ở những mức độ đậm
nhạt khác nhau. Tuy nhiên, việc đặt thành mục tiêu khảo sát ngôn ngữ kể
chuyện trong mối quan hệ với điểm nhìn, giọng điệu trong mỗi tác phẩm thì

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


còn mờ nhạt. Đặc biệt, đối với các sáng tác của Nguyễn Khải và Nguyễn
Minh Châu đặt trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam từ 1955 đến nay thì mối
quan hệ đó là rất rõ rệt. Điều đó đã kích thích chúng tơi đi vào đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra những kết quả đáng tin cậy về đặc trưng ngôn ngữ kể chuyện
trong truyện ngắn của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu trong mối liên hệ
với điểm nhìn trần thuật, phương pháp tự sự và giọng điệu của tác phẩm ở cả
hai giai đoạn sáng tác trước 1975 và sau 1975. Từ đó, luận án đóng góp cứ
liệu để làm nổi bật phong cách ngôn ngữ của hai nhà văn này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Vận dụng lý thuyết về điểm nhìn, hội thoại, tự sự, thoại dẫn để tìm hiểu ngôn
ngữ kể chuyện trong các truyện ngắn của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu.
Cụ thể là:
3.2.1. Nghiên cứu ngôn ngữ kể chuyện trong những truyện ngắn của

Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu được kể lại từ điểm nhìn tồn tri và cách
tự sự kể lại nội dung.
3.2.2. Nghiên cứu ngôn ngữ kể chuyện trong những truyện ngắn của
Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu được kể lại từ điểm nhìn của người kể
chuyện không biết hết và cách tự sự viết nội dung.
3.2.3. Trên cơ sở đó, khẳng định được sự đổi mới tư duy nghệ thuật
của hai tác giả trong thể loại truyện ngắn, đặc biệt ở lĩnh vực ngôn ngữ.
3.3. Phạm vi khảo sát
- Các tuyển tập truyện ngắn của hai tác giả ở hai giai đoạn sáng tác
trước và sau năm 1975. Trong đó, 54 truyện ngắn đã được chúng tui sử dụng
ngữ liệu để nghiên cứu.
- Tham khảo thêm một số tác phẩm thuộc thể loại khác của hai tác giả
(tạp văn, tiểu thuyết, phóng sự, tiểu luận, phê bình).
- Một số truyện ngắn của các tác giả tiêu biểu khác trong cả hai giai

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đoạn để so sánh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp phân tích ngữ dụng
Tìm hiểu ngơn ngữ kể chuyện trong các truyện ngắn của Nguyễn Khải
và Nguyễn Minh Châu, trước hết phải xác định nó là một phương tiện nghệ
thuật của một hệ thống giao tiếp nghệ thuật. Trong đó, đặc trưng ngôn ngữ kể
chuyện của từng tác giả sẽ được thể hiện rõ nhất ở những tiền giả định ngơn
ngữ, tiền giả định lời nói, hàm ngơn ngơn ngữ, hàm ngơn lời nói. Vì vậy,
chúng tơi sử dụng các thao tác của ngữ dụng:
+ Liên hội các yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

+ Suy ý từ tiền giả định đến biểu đạt.
+ Lựa chọn những yếu tố quan yếu.
Vận dụng các thao tác trên vào việc nghiên cứu ngôn ngữ kể chuyện của
từng tác giả trong chương 2 và chương 3, nhằm rút ra những nhận xét về tính
năng động hội thoại, về hiệu quả thơng tin trong ngôn ngữ kể chuyện của mỗi tác
giả.
4.2. Phương pháp phân tích tu từ
Chúng tơi sử dụng phương pháp này nhằm làm rõ hiệu quả nghệ
thuật của việc sử dụng linh hoạt các điểm nhìn trần thuật, các cách
tự sự, rút ra đặc trưng của ngôn ngữ kể chuyện của từng tác giả. Cụ thể là:
+ So sánh đối chiếu ngôn ngữ kể chuyện của cùng một tác giả trong
hai giai đoạn sáng tác, hay giữa hai tác giả.
+ Xây dựng giả định: Xây dựng cấu trúc giả định của câu văn, đoạn
văn bằng việc giữ nguyên ngữ cảnh, chỉ ra giá trị thẩm mỹ của văn bản
gốc.
+ Thay thế, cải biến: Áp dụng các biện pháp lược bỏ, thay thế hoặc
bổ sung, nhằm khẳng định hiệu quả nghệ thuật của các yếu tố ngơn ngữ.
Ngồi các phương pháp trên, chúng tơi cịn sử dụng các thao tác của
phương pháp thống kê và phương pháp hệ thống.
- Sử dụng các thao tác của phương pháp thống kê nhằm:
8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


+ Nghiên cứu ngôn ngữ kể chuyện về mặt từ vựng ngữ pháp, sự phân bố
của kiểu câu, loại từ xét về mặt số lượng trong một diễn ngôn của người kể
chuyện, hay của nhân vật.
+ Thống kê, phân loại tính chất lời dẫn trong các truyện ngắn của hai tác
giả ở hai giai đoạn sáng tác.

- Sử dụng thao tác của phương pháp hệ thống: Coi đối tượng nghiên cứu
là một hệ thống, các thành phần của nó, đến lượt mình lại làm thành một tiểu hệ
thống nằm trong một hệ thống lớn hơn. Quan điểm đó sẽ chi phối việc xử lý ngữ
liệu và những nhận định khái quát của luận án. Cụ thể, vận dụng quan hệ đồng
nhất giữa các đối tượng nghiên cứu, phân loại đối tượng về: thời gian sáng
tác, giọng điệu, cách tự sự, điểm nhìn trần thuật và các hình thức
thoại dẫn... Từ kết quả phân loại, chúng tui đối chiếu các yếu tố trong các hệ
thống để tìm ra sự đồng nhất và khác biệt giữa chúng.
5. Những đóng góp mới của luận án
5.1. Lần đầu tiên truyện ngắn của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh
Châu được khảo sát đúng với tư cách nó là những tác phẩm nghệ thuật
ngơn từ, và muốn hiểu được giá trị thẩm mĩ của nó, chủ âm của nó, thì cần
phải thành thạo ngơn ngữ của nó: “thứ ngơn ngữ được xây chồng lên trên
ngơn ngữ tự nhiên với tư cách là hệ thống thứ hai” (IU.Lotman)
[80,Tr.49].
5.2. Từ cách đặt vấn đề trên, luận án đã vận dụng chủ yếu các kiến
thức của Ngữ dụng học, lý thuyết đối thoại của M. Bakhtin, Siêu ngôn
ngữ học, Tự sự học để khảo sát ngôn ngữ kể chuyện trong các truyện
ngắn của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu.
5.3. Coi ngôn ngữ kể chuyện của tác phẩm là một nhân tố của thi pháp,
luận án đã tìm hiểu mối quan hệ của nó với các nhân tố khác của thi pháp:
điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật và các hình thức tự sự trong truyện
ngắn của hai tác giả. Từ đó chỉ ra sự phong phú, sáng tạo trong ngôn ngữ kể
chuyện của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu.
5.4. Khẳng định sức mạnh cải tạo hiện thực qua văn bản ngôn từ của
9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



những câu chuyện được kể bằng điểm nhìn mới, bằng cách kể chuyện “viết
nội dung” của hai tác giả.
5.5. Đề xuất một số cách tiếp cận mới đối với việc phân tích tác phẩm
văn xi tự sự, đặc biệt là thể loại truyện ngắn trong nhà trường phổ thông.
6. Cấu trúc của luận án
Mở đầu
Chương 1: Những khái niệm cơ bản có liên quan
Chương 2: Ngơn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn
Khải.
Chương 3: Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn
Minh Châu.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
CHƢƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN
Đối tượng nghiên cứu của luận án là ngơn ngữ kể chuyện, có nội hàm rất
rộng, liên quan đến rất nhiều khái niệm của Ngôn ngữ học, Trần thuật học, Thi
pháp học, Tự sự học. Tuy vậy, với mục đích là tìm hiểu những nét đặc sắc độc
đáo cũng như sự đổi mới ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn
Khải và Nguyễn Minh Châu, chúng tui chỉ đề cập đến một số khái niệm cơ bản.
1.1. Ba lĩnh vực kết học, nghĩa học, ngữ dụng học và mối quan hệ của chúng
trong ngôn ngữ.
1.1.1. Ba lĩnh vực kết học, nghĩa học và ngữ dụng học.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Sở dĩ
ngôn ngữ thực hiện được chức năng đó, là vì ngơn ngữ có bản chất tín hiệu và có
tính hệ thống. Trên cơ sở lý thuyết tín hiệu học của Ch. W. Morris, các nhà ngơn
ngữ học hiện đại đã chỉ ra ba bình diện của ngơn ngữ. Đó là bình diện kết học,
nghĩa học và ngữ dụng học. Trong đó, bình diện kết học nghiên cứu về hệ thống
các quy tắc chi phối sự cấu tạo nên các cấp độ ngơn ngữ, bình diện nghĩa học


10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nghiên cứu các quy tắc phản ánh hiện thực vào ngơn ngữ, cịn bình diện ngữ
dụng học nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và người sử dụng.
Trước đây người ta cho rằng, ba lĩnh vực kết học, nghĩa học và ngữ
dụng học có quan hệ tuyến tính. Ngơn ngữ học sẽ được nghiên cứu theo thứ
tự: kết học - nghĩa học - ngữ dụng học. Hiện nay, cùng với sự vận động của
ngữ dụng học vi mô sang ngữ dụng học vĩ mô, nhiều tác giả đã chỉ ra vai trò
thống hợp (intergrating) của ngữ dụng học. Điều đó có nghĩa là, kết học,
nghĩa học vẫn giữ được tính độc lập tương đối, nhưng nó đã bị thống hợp vào
ngữ dụng học. Bản chất sự thống hợp này cũng được thể hiện rõ trong định
nghĩa ngữ dụng học của R.E.Asher: “Ngữ dụng học nghiên cứu ngôn ngữ
theo quan điểm của người dùng, trong đó các thành phần cá nhân liên kết với
các thành phần chung, các thành phần có tính xã hội. Những vấn đề của ngữ
dụng học không phân định một cách rành mạch với các lĩnh vực của ngữ
nghĩa học, cú pháp học hay âm vị học. Hiểu như vậy, ngữ dụng học sẽ là một
hệ những vấn đề có quan hệ với nhau chặt chẽ, không phải là một lĩnh vực
nghiên cứu được phân giới một cách dứt khốt” (Đỗ Hữu Châu) [19,Tr.59].
Nghiên cứu ngơn ngữ trong tác phẩm văn chương là nghiên cứu ngôn
ngữ theo quan điểm của người dùng. Ngơn ngữ ở đó là thứ ngôn ngữ đã được
xây dựng nên từ hệ thống ngôn ngữ tự nhiên qua thao tác lựa chọn của người
nghệ sỹ. Nó là cái ngơn ngữ được sáng tạo ra trong những hoàn cảnh giao tiếp
đặc biệt: giữa nhà văn với độc giả, giữa nhân vật với nhân vật, giữa nhân vật
và người kể chuyện.
Vì vậy, để sáng tạo nên một tác phẩm văn học, bên cạnh việc phải nắm
chắc các quy tắc về kết học, nghĩa học, thì điều đặc biệt quan trọng đối với
các nhà văn, là họ phải biết vận dụng linh hoạt các kiến thức về ngữ dụng học.

Bởi đó là phương tiện hữu hiệu để tạo ra giá trị thẩm mỹ và hiệu lực giao tiếp
cao nhất cho tác phẩm. Đó cũng là yêu cầu đối với người nghiên cứu ngôn
ngữ kể chuyện trong các tác phẩm văn học.
Với cách nhìn nhận như vậy, trong phần này, chúng tui chỉ tập trung
11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


làm nổi rõ một số vấn đề cơ bản của ngữ dụng học làm cơ sở cho luận án.
1.1.2. Các vấn đề cơ bản của ngữ dụng học (Pragmatics)
1.1.2.1. Chiếu vật và chỉ xuất
a) Chiếu vật là phương tiện nhờ đó người nói phát ra một biểu thức ngơn
ngữ, với biểu thức này, người nghe sẽ suy ra được đúng đắn đối tượng nào
được nói đến. Người nói dùng hành vi chiếu vật, đưa ra sự vật hiện tượng
mình định nói tới vào diễn ngơn bằng các từ, ngữ, câu. Quan hệ chiếu vật là
kết quả của hành vi chiếu vật. Trong lời nói, nghĩa biểu vật chuyển thành
nghĩa chiếu vật. Kết cấu ngôn ngữ chiếu vật gọi là biểu thức chiếu vật. Điều
đó chứng tỏ rằng, nghĩa của biểu thức chiếu vật là cơ sở để hiểu được nghĩa
của diễn ngôn (Theo Đỗ Hữu Châu) [19,Tr.72].
Ngôn ngữ trong các tác phẩm văn chương có tính chất hàm súc, đa
nghĩa. Tính chất đó trước hết được tạo bởi sự nhiều nghĩa chiếu vật của các
biểu thức chiếu vật. Ví dụ, trong câu ca dao:
(1.) Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
thì biểu thức thuyền và bến ở đó có thể được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, là
những sự vật khách quan. Thứ hai, nó lại có thể được hiểu là tình u của
người con gái và người con trai, sự nhớ nhung chờ đợi.
b) Chỉ xuất là cách chiếu vật bằng ngôn ngữ dựa trên hành động chỉ
trỏ (Đỗ Hữu Châu) [19,Tr.72]. Trong chỉ xuất có các phạm trù: ngơi nhân xưng,

khơng gian và thời gian.


Phạm trù ngôi (phạm trù xưng hô) là những phương tiện

chiếu vật, nhờ đó người nói tự quy chiếu, tức tự đưa mình vào diễn ngơn (Đỗ
Hữu Châu) [19,Tr.72]. Như vậy, phạm trù ngôi thuộc quan hệ vai giao tiếp với
điểm gốc là người nói. Trong giao tiếp, có các vai: ngơi thứ nhất - ngơi thứ
hai. Trong tiếng Việt, ứng với mỗi vai giao tiếp có rất nhiều đại từ xưng hô.
Xưng hô là một hành vi ngôn ngữ. Trong văn chương, các cuộc giao
tiếp giữa các nhân vật thường bị chi phối bởi quan hệ liên nhân, ngữ cảnh và
12


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top