Download miễn phí Thành phần loài, sản lượng và đặc điểm sinh học một số loài cá nổi lớn đại dương trong các chuyến điều tra khảo sát năm 2008 tại vùng biển xa bờ miền Trung





Với mỗi mẻcâu sửdụng từ400 đến 450 ưỡi câu, có thểthấy năng suất khai thác (CPUE
– kg/100 lưỡi câu) trong cả2 chuyến khảo sát là ương đối thấp, trung bình đạt 8,77 ởvụnam và
10,67 ởvụbắc. Mẻcâu có CPUE cao nhất ghi nhận được trong vụnam chỉ đạt 32,42 tại trạm
số1 và trong vụbắc đạt 29,63 tại trạm số30. Riêng nhóm cá ngừ đại dương là đối tượng
chính của nghềcâu cũngchỉcó CPUE trung bình đạt 1,5 trong vụnam và 0,7 trong vụbắc
đối với cá ngừvây vàng, tương ứng là 0,96 và 1,49 đối với cá ngừmắt to. Trong khi đó CPUE
rung bình của các nhóm cá khác đạt 6,32 ởvụnam và 8,48 ởvụbắc (bảng 2).



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ  25, Số 3S (2009) 381‐389
381
_______
Thành phần loài, sản lượng và đặc điểm sinh học
một số loài cá nổi lớn đại dương trong các chuyến điều tra
khảo sát năm 2008 tại vùng biển xa bờ miền Trung
Đoàn Bộ1,*, Trần Chu2, Lê Hồng Cầu2, Trần Liêm Khiết2, Phạm Quốc Huy2
1Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam
2Viện Nghiên cứu Hải Sản
Nhận ngày 25 tháng 11 năm 2009
Tóm tắt. Kết quả 2 chuyến điều tra khảo sát nghề cá và nguồn lợi cá nổi lớn đại dương trên các
tàu câu vàng trong năm 2008 tại vùng biển xa bờ miền Trung cho thấy:
1) Thành phần các loài cá nổi lớn đại dương đã bắt gặp trong các mẻ câu tương đối đơn giản,
gồm gồm 30 loài (trong đó có 5 loài thuộc họ cá thu ngừ) thuộc 22 giống, 13 họ. Không thấy có sự
khác biệt đáng kể về số lượng loài bắt gặp tại cùng một khu vực và trong 2 mùa gió.
2) Sản lượng và năng suất khai thác trong các chuyến điều tra không cao, trong đó sản lượng
họ cá thu ngừ chỉ chiếm từ 23-29% tổng sản lượng với CPUE trung bình dao động trong khoảng
0,7-1,5 kg/100 lưỡi câu.
3) Đã bắt gặp 6 loại thức ăn trong thành phần thức ăn của cá ngừ đại dương, chủ yếu gồm cá
và mực. Có khoảng 50% cá thể bắt được có độ no dạ dày bậc 2. Quan hệ giữa chiều dài và trọng
lượng của các cá thể khá chặt chẽ và không nằm ngoài quy luật tự nhiên với hệ số tương quan đạt
trên 0,9.
Từ khóa: Đặc điểm sinh học, Cá nổi lớn đại dương, Vùng biển xa bờ.
1. Mở đầu
Cá ngừ đại dương thuộc nhóm cá nổi lớn, là
đối tượng được quan tâm hàng đầu trong hoạt
động khai thác hải sản xa bờ ở Việt Nam. Theo
số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn [1], hàng năm sản lượng khai
cá ngừ đại dương ở Việt Nam đạt cỡ 10000 tấn,
tương đương giá trị gần 1000 tỷ đồng. Hiện tại,
việc vươn khơi khai thác xa bờ đã và đang được
sự khuyến khích đầu tư của Nhà nước và đã trở
thành các hoạt động phổ biến của ngư dân, nhất
là ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh
Hòa.
 Tác giả liên hệ. ĐT: 84-4-35586898.
E-mail: [email protected]
Hiển nhiên hoạt động khai thác xa bờ ngoài
những đòi hỏi về trang thiết bị kỹ thuật và lực
lượng lao động phù hợp còn rất cần sự đóng
góp của khoa học nghề cá. Cho đến nay, mặc dù
đã có những nghiên cứu nhất định về nghề cá
xa bờ và các đối tượng khai thác của nó, song
để có thể tiến tới xây dựng những dự báo ngư
Đoàn Bộ và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 381‐389 382
trường phục vụ khai thác hiệu quả thì những
thông tin trong lĩnh vực này vẫn đang là vấn đề
thời sự đòi hỏi phải tiếp tục được bổ sung.
Với mục đích cung cấp và cập nhật thông
tin cho kho tư liệu hiện có, bài báo này giới
thiệu một số kết quả mới nhất nghiên cứu đặc
trưng sinh học một số loài cá nổi lớn đại dương,
chủ yếu là 2 loài cá ngừ vây vàng (Thunnus
albacares) và ngừ mắt to (Thunnus obesus)
thuộc họ cá thu ngừ (Scombridae) ở vùng biển
xa bờ miền Trung. Đây là một trong những nội
dung nghiên cứu của đề tài cấp Nhà nước
KC.09.14/06-10 Ứng dụng và hoàn thiện qui
trình công nghệ dự báo ngư trường phục vụ
khai thác hải sản xa bờ” thuộc Chương trình
Khoa học công nghệ Biển KC.09/06-10.
2. Tài liệu và phương pháp
Trong năm 2008, đề tài KC.09.14/06-10 đã
triển khai 2 chuyến khảo sát (tháng 5,6 và tháng
11,12) thay mặt cho 2 mùa gió trên các tàu câu
vàng tại vùng biển xa bờ miền Trung với tổng
số 33 lượt trạm cho mỗi chuyến (hình 1). Tại
mỗi trạm, ngoài việc thực hiện khảo sát hải
dương học, đã tiến hành thả một mẻ câu
(khoảng 10-12 giờ) để thu thập số liệu liên quan
về nguồn lợi và các đặc điểm sinh học, sinh thái
một số đối tượng cá ngừ. Các công cụ cân,
thước, dao kéo mổ, bao bì, chai lọ, formaline cố
định mẫu... và các biểu bảng ghi chép hiện
trường (theo quy cách của Viện Nghiên cứu Hải
Sản) được chuẩn bị đầy đủ để thực hiện các
công việc chuyên môn trên biển và bảo quản
mẫu.
Độ no dạ dày của cá được xác định theo
thang 5 bậc của Nikolsky (1963) [2]. Cá được
coi là no khi có độ no dạ dày từ bậc 3 trở lên.
Đối với các cá thể có độ no dạ dày từ bậc 1, đã
tiến hành thu mẫu dạ dày, ghi chép các thông
tin cần thiết và bảo quản trong formaline 7-
10%. Mẫu dạ dày được xử lý bằng cách cân
toàn bộ và cân riêng lượng thức ăn và phân tích
thành phần thức ăn trên kính soi nổi.
Độ chín muồi sinh dục của cá được xác
định theo thang 6 bậc của Nikolsky (1963) [2].
Cá có độ chín muồi sinh dục ở giai đoạn IV trở
lên được coi là thành thục. Đối với các cá thể
(con cái) thành thục, đã tiến hành cân toàn bộ
buồng trứng, sau đó lấy mẫu ở 3 vị trí khác
nhau trên buồng trứng (phần đầu, phần giữa và
phần cuối), mỗi vị trí lấy khoảng 1gam. Cân
mẫu và tách rời trứng khỏi màng buồng trứng
trong đĩa petri chứa nước. Đếm số lượng trứng
trong mẫu bằng buồng đếm trên kính soi nổi.
Trứng cá được chia theo đường kính thành hai
loại, loại lớn (≥ 3mm) và loại nhỏ (< 3mm).
Tương quan chiều dài và trọng lượng của cá
được xác định theo phương pháp hồi quy lặp
(Iterative Non-linear Regression) với phương
trình dạng W=a.Lb, trong đó W là trọng lượng
(kg) và L là chiều dài (cm) của cá, a là hằng số
tỷ lệ, b là hệ số sinh trưởng [3].
Đoàn Bộ và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 381‐389 383
Hình 1. Sơ đồ mạng trạm trong các chuyến khảo sát năm 2008.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Đặc điểm thành phần loài
Trong chuyến khảo sát tháng 5, 6 năm 2008
đã bắt gặp 26 loài thuộc 20 giống, 12 họ, trong
đó họ cá thu rắn (Gempylidae) có tần suất bắt
gặp 84,85%, họ cá hố ma (Alepisauridae)
66,67%, họ cá đuối (Dasyatidae) 39,39% và họ
cá thu ngừ (Scombridae) 39,39%. Trong số 4
loài thuộc họ cá thu ngừ bắt gặp được, loài cá
ngừ vây vàng (Thunnus albacares) có 8 cá thể
(24,24%) và loài cá ngừ mắt to (Thunnus
obesus) có 3 cá thể (9,09%). Các dẫn liệu tương
tự thu được trong chuyến khảo sát tháng 11, 12
năm 2008 là: bắt gặp 15 loài thuộc 12 giống, 9
họ, trong đó họ cá thu rắn có tần suất bắt gặp
94,44%, họ cá hố ma 38,89%, họ cá vền
(Bramidae) 38.89%, họ cá thu ngừ 38.90% và
họ cá đuối 22.23%. Cũng chỉ bắt gặp 4 loài
thuộc họ cá thu ngừ, trong đó loài cá ngừ vây
vàng có 2 cá thể (11,11%) và loài cá ngừ mắt to
có 3 cá thể (16,67%) – bảng 1.
Có thể thấy tổng số loài bắt gặp được trong
các chuyến khảo sát năm 2008 không nhiều,
gồm 30 loài (trong đó có 5 loài thuộc họ cá thu
ngừ) thuộc 22 giống, 13 họ, đồng thời cũng
không có sự khác biệt đáng kể (không quá
12%) về số lượng loài bắt gặp tại cùng một khu
vực (trạm khảo sát) trong 2 mùa gió. Trong khi
đó, số liệu thống kê từ các đợt khảo sát xa bờ
trước đây [1] cho thấy,...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của ba loài thuộc chi bách bộ (stemona) mọc ở lào Khoa học Tự nhiên 0
D Thành phần loài, phân bố và sinh lượng các loài động vật đáy khu vực trang trại điện gió Bạc Liêu Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của hai loài khổ sâm mềm (brucea mollis wall ex Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu thành phần hóa học của loài Ficus rumphii Blume, họ dâu tằm Moraceae Y dược 0
D Nghiên cứu đặc điểm thực vật thành phần hóa học của một loài nưa thu hái tại Hương Sơn, Hà Tĩnh Y dược 0
D Nghiên cứu thành phần rệp hại cà phê, chè, một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài có vai trò gây hại chủ yếu (Planococus SP.) Nông Lâm Thủy sản 2
S Báo cáo kết quả thực hiện năm 2008 dự án "Điều tra cơ bản thành phần loài và xây dựng danh lục nấm V Luận văn Sư phạm 0
T Báo cáo kết quả thưc hiện dự án "Điều tra cơ bản thành phần loài và xây dựng danh lục nấm Việt Nam ( Luận văn Sư phạm 0
H Điều tra thành phần loài vi khuẩn Lam (Tảo Lam) cố định N2, trong ruộng lúa vùng Hà Nội và phụ cận v Luận văn Sư phạm 0
S Nghiên cứu đặc điểm hình thái và thành phần hóa học của một số loài mallotus quan trọng thuộc họ thầ Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top