daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 6 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6 7. Đóng góp mới của khóa luận ........................................................................ 7 8. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 7 NỘI DUNG....................................................................................................... 7 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................ 8 1.1. Những khái niệm cơ bản về “truyền thống” và “cách tân” trong thơ ... 8 1.1.1. Nội hàm khái niệm
1.1.2. Khái niệm truyền thống và cách tân trong văn học ................................ 8 1.2. Truyền thống thơ dân tộc và vấn đề cách tân thơ ca ............................ 10 1.2.1. Giá trị truyền thống của thơ ca Việt Nam ............................................. 10 1.2.2. Vấn đề cách tân thơ ca .......................................................................... 16 1.3. Huy Cận và tập thơ Lửa thiêng .............................................................. 21 1.3.1. Nhà thơ Huy Cận................................................................................... 21 1.3.2. Tập thơ Lửa thiêng ................................................................................ 24 Chƣơng 2. TÍNH TRUYỀN THỐNG TRONG LỬA THIÊNG CỦA
HUY CẬN ...................................................................................................... 27 2.1. Kế thừa vốn văn hóa của dân tộc ........................................................... 27 2.1.1. Không gian văn hóa làng hồn hậu, trong trẻo ....................................... 27 2.1.2. Không gian thiên nhiên với hoa lạ và mùi thơm................................... 31 2.2. Kế thừa các thi liệu truyền thống ........................................................... 36

2.2.1. Những hình ảnh quen thuộc trong ca dao ............................................. 36 2.2.2. Sử dụng các từ ngữ trong văn học cổ.................................................... 38 2.2.3. Kế thừa thể thơ truyền thống................................................................. 40 Chƣơng 3. HUY CẬN VỚI VIỆC CÁCH TÂN TRONG TẬP THƠ
LỬA THIÊNG ................................................................................................ 43 3.1. Xây dựng hình tượng con người cá nhân mới ...................................... 43 3.1.1. Xây dựng hình tượng con người cá nhân cô đơn khao khát sự giao cảm .44 3.1.2. Xây dựng hình tượng con người cá nhân tự ý thức .............................. 46 3.1.3. Xây dựng hình tượng con người triết luận............................................48 3.2. Kiến tạo vũ trụ riêng ............................................................................... 50 3.2.1. Vũ trụ tinh thần đẹp, buồn, sầu não ...................................................... 50 3.2.2. Vũ trụ thơ mênh mang, cô đơn, rợn ngợp.............................................53 3.3. Thế giới ngôn từ trang trọng, giàu sắc điệu .......................................... 54 3.3.1. Lạ trong cách kết hợp từ ....................................................................... 55 3.3.2. Tạo âm điệu bằng cách sử dụng các từ láy. .......................................... 57
KẾT LUẬN ................................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trên thi đàn Việt Nam vào những năm 1930 - 1945, từ phong trào
Thơ mới đã xuất hiện nhiều tài năng thơ nở rộ như nhận xét của Hoài Thanh
trong Thi nhân Việt Nam: “tui quyết rằng chưa có thời đại nào phong phú như thời đại này trong lịch sử thi ca Việt Nam. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên và tha thiết, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu” [22; 32]. Các nhà Thơ mới luôn thể hiện “cái tôi” cá nhân độc đáo, thể hiện nhu cầu giải phóng tình cảm, phát huy bản ngã và tự do cá nhân. Thơ mới mang nhiều màu sắc khác nhau, song ở đâu cũng phảng phất nỗi buồn, nỗi cô đơn, không lối thoát, không thấy tương lai.
Huy Cận là một trong các nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam nói chung và trong phong trào Thơ mới 1932 - 1945 nói riêng. Ông không chỉ được đánh giá là một nhà thơ mang phong cách cổ điển mà bên cạnh đó ông còn được ghi nhận là một trong những nhà thơ rất hiện đại.
1.2. Huy Cận ra mắt bạn đọc với tập thơ Lửa thiêng, tập thơ được coi là linh hồn của nhà thơ - linh hồn của Thơ mới. Ngay từ khi Lửa thiêng ra đời đã tạo được tiếng vang lớn, thu hút nhiều giới nghiên cứu. Với tập thơ đầu tay đó Huy Cận đã có một vị trí vững chắc trong phong trào Thơ mới nói riêng và trong văn học Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, nghiên cứu về tập thơ Lửa thiêng các nhà nghiên cứu - phê bình cũng có nhiều ý kiến nhận xét, đánh giá khác nhau. Nhưng tựu chung các nhà nghiên cứu - phê bình đều đi đến một ý kiến thống nhất: Thơ Huy Cận diễn tả nỗi sầu, nỗi cô đơn của một linh hồn nhỏ. Thơ Huy Cận mang một “nỗi buồn thiên cổ” và “nỗi đau đời” sâu sắc. Nghiên cứu, tìm hiểu tập thơ Lửa thiêng của Huy
1

Cận đặc biệt là nghiên cứu, tìm hiểu yếu tố truyền thống và cách tân trong Lửa thiêng là một trong những đề tài thú vị và có nhiều ý nghĩa. Góp phần giúp chúng ta thấy được những giá trị nội dung và nghệ thuật của tập thơ, đồng thời thấy được sự sáng tạo tài năng và của ông. Từ đó, góp phần xác định cơ sở khoa học để nhận diện, đánh giá những nét đặc sắc trong tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận cũng như những đóng góp rất đáng trân trọng của nhà thơ đối với sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại.
1.3. Trong suốt hành trình hơn sáu mươi năm cầm bút Huy Cận đã để lại cho nền văn học dân tộc số lượng tác phẩm khá đồ sộ. Với hơn 80 bài thơ Huy Cận đã thể hiện được tài năng và phong cách của mình trên thi đàn. Trong đó, đã có nhiều tác phẩm của Huy Cận được đưa vào chương trình giảng dạy trong chương trình Trung học cơ sở và Trung học phổ thông: Tràng giang, Đoàn thuyền đánh cá, Các vị La Hán chùa Tây Phương... Nghiên cứu về vấn đề truyền thống và cách tân trong 50 bài thơ của Lửa thiêng góp phần phục vụ trực tiếp cho việc dạy và học văn trong nhà trường. Từ đó có những ý kiến nhận xét, đánh giá đúng đắn, xác thực về thơ Huy Cận nói chung và tập thơ Lửa thiêng nói riêng.
2. Lịch sử vấn đề
Là một trong những nhà thơ lớn của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, đặc biệt là trong phong trào Thơ mới. Từ khi mới xuất hiện trên thi đàn Huy Cận đã được xem như một “hiện tượng văn học”. Đặc biệt với sự ra đời của tập thơ Lửa thiêng Huy Cận đã khẳng định được vị trí của mình trên thi đàn và Huy Cận càng trở thành tâm điểm của bạn đọc cũng như của giới nghiên cứu - phê bình. Song, nghiên cứu yếu tố truyền thống và cách tân trong tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận là một trong những đề tài mới.
Huy Cận là một trong số ít những nhà thơ lớn nổi tiếng ở cả hai thời kì trước và sau cách mạng. Nghiên cứu về tập thơ Lửa thiêng nhiều nhà nghiên cứu - phê bình đã có những ý kiến nhận xét, đánh giá rất xác thực.
2

Người đầu tiên có bài nhận xét, giới thiệu thơ Huy Cận đến với bạn đọc là Xuân Diệu. Xuân Diệu có những cảm nhận tinh tế về Lửa thiêng - “nỗi thê thiết ngàn đời”, “lớp sầu dưới đáy hồn nhân thế”. Là người bạn tri âm, tri kỉ của Huy Cận, ngay từ buổi đầu Lửa thiêng ra đời Xuân Diệu đã nghe và cảm nhận được “cảm giác không gian” và “nỗi sầu vũ trụ” của Huy Cận. Đặc biệt, trong lời giới thiệu về tập thơ, nhà thơ Xuân Diệu đã nhận xét về hồn thơ Huy Cận - một hồn thơ mang linh hồntrời đất và nặng tình đời, tình người, tình yêu sự sống: “Linh hồn Huy Cận là một linh hồn trời đất, nói thế không sai đâu! Xem suốt tập Lửa thiêng, cái cảm giác trội nhất của ta là một cảm giác không gian, ta nghe xa vắng quanh mình, ta đứng trên thiên văn đài của linh hồn, nhìn cõi bát ngát, một cái buồn vời vợi dàn ra cho đến hư vô. Huy Cận quá cảm nghe cái mênh mông, thì giọng thơ của người cũng lây cái sầu vũ trụ” [5; 27].
Sau Xuân Diệu, hai nhà phê bình Hoài Thanh - Hoài Chân có bài nhận xét về Lửa thiêng. Trong Thi nhân Việt Nam, hai nhà phê bình này đã khẳng định vị trí quan trọng của Huy Cận khi cho rằng tác giả Lửa thiêng “đã gọi dậy hồn buồn Đông Á, người đã khơi dậy cái sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm vào đất này” [22; 137].
Quan sát những diễn biến thơ ca lúc bấy giờ, Lương An viết trên báo Tràng An, số 12, tháng 3 năm 1941 tỏ ra khá ưu ái cho Lửa thiêng: “tập thơ Lửa thiêng là một tập thơ rất đáng chú ý về tình cảm cũng như về văn pháp. Không cần so sánh cũng đủ thấy đó là một tập thơ hay và tác giả là một thi nhân có đặc tài...”. Trái với sự ngợi ca của nhiều người dành cho Huy Cận nhà phê bình Vũ Ngọc Phan trong tác phẩm Nhà văn hiện đại lại có những nhận xét khắt khe hơn. Ông nhận xét thơ tả cảnh của Huy Cận vẫn còn mang những nét chung “cái cảm giác của loài người từ thiên cổ mà thi nhân bao lần ca ngợi”.
Các nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ, Nguyễn Hoành Khung trong các giáo trình đại học đều chỉ ra lòng yêu đời, yêu và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Hồn thơ Huy Cận trong trẻo và đầy sức sống. Thơ mới bộc lộ sự đổi
3

mới về thi pháp và tư duy thơ một cách tất yếu, cụ thể qua các sáng tác. Trong chuyên luận Thơ mới - những bước thăng trầm, Lê Đình Kỵ đặc biệt nhấn mạnh “nguồn mạch truyền thống chảy dào dạt trong những vần thơ Lửa thiêng” [11; 15]. Còn nhà thơ Trinh Đường trong tiểu luận Huy Cận và Lửa thiêng đã có cảm nhận sâu sắc về nỗi buồn thương của Huy Cận về quê hương, đất nước, về những mảnh đời đau khổ, về nỗi xót xa, ê chề của một chiếc linh hồn nhỏ, mang mang thiên cổ sầu (Ê chề). Cùng với đó là tấm lòng yêu đời, yêu người tha thiết của thi nhân.
Viết về hồn thơ Huy Cận qua Lửa thiêng Phạm Thế Ngũ nêu một số nhận xét về vấn đề cốt lõi trong thơ Huy cận: tình yêu thiên nhiên, sự mơ mộng trong tình yêu, nỗi buồn, tính suy tưởng về cuộc đời... Đặc biệt, Phạm Thế Ngũ nhận xét nỗi buồn trong thơ của Huy Cận là sự phản ứng của thời đại.
Sang những năm 90 của thế kỉ XX và những năm đầu của thế kỉ XXI cùng với sự thay đổi lớn của xã hội, văn hóa, chính trị tác động đến tình hình văn học. Các bài viết, các công trình nghiên cứu về Thơ mới nói chung và thơ Huy Cận nói riêng ngày càng phong phú với tên tuổi của một số tác giả nổi tiếng như: Trần Đình Sử, Mã Giang lân, Trần Khánh Thành, Lý Hoài Thu, Trần Khánh Thành, Đỗ Lai Thúy, Nguyễn Đăng Điệp, Chu Văn Sơn, Trần Thiện Khanh... Dù nhìn nhận ở những góc độ khác nhau nhưng các nhà thơ và các nhà nghiên cứu vẫn đánh giá cao những đóng góp của Huy Cận. Và khẳng định Huy Cận đã có một vị trí cao, vững chắc trong phong trào Thơ mới.
Đỗ Lai Thúy trong tiểu luận Huy Cận và sự khắc khoải không gian đã nghiên cứu rất sâu những đặc điểm cơ bản của không gian nghệ thuật Lửa thiêng. Lửa thiêng của Huy Cận “Ở đó có sự tương giao giữa con người, thiên nhiên và vũ trụ bao la”. Trong tập tiểu luận Một thời đại trong thi ca và chuyên luận trò chuyện và ghi chép về thơ Huy Cận: Huy Cận - ngọn lửa thiêng không tắt.
4

Đặc biệt, Trần Khánh Thành trong chuyên luận Thi pháp thơ Huy Cận đã nghiên cứu rất sâu về thơ Huy Cận ở nhiều phương diện, nhiều khía cạnh như: Quan niệm nghệ thuật, thời gian và không gian nghệ thuật, cái tui trữ tình với nhiều đối cực, cách thể hiện.
Như vậy, có thể thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề xoay quanh tập thơ này. Gần đây nhất, nhà nghiên cứu Mã Giang Lân với chuyên đề Cấu trúc câu thơ Lửa thiêng của Huy Cận, đăng trên tap chí Văn Học. Qua bài viết Mã Giang Lân bộc lộ rõ sự chú trọng của ông về ngôn ngữ nghệ thuật thơ. Ông đã phát hiện thêm một số chi tiết nghệ thuật mới mẻ của câu thơ Lửa thiêng và góp thêm một vệt nghiên cứu mới về thơ Huy Cận. Đặc biệt, với luận án tiến sĩ nghiên cứu về Phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận qua Lửa thiêng của Nguyễn Thị Kim Ửng đã nghiên cứu rất sâu vể phong cách độc đáo của Huy Cận qua tập thơ này.
Như đã nói ở đầu, thơ Huy Cận khi vừa mới xuất hiện đã được xem như “một hiện tượng lạ”, trải qua hơn một nửa thế kỉ cùng với việc có nhiều nghiên cứu, phân tích, đánh giá... đã khẳng định được những đóng góp to lớn của Huy Cận đối với nền văn học Vệt Nam, khẳng định Huy Cận là đại biểu sáng giá của phong trào Thơ mới 1932-1945. Thơ Huy Cận nói chung và trong tập Lửa thiêng nói riêng có sự hòa quyện, giao thoa giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại.
Kế thừa những ý kiến, những công trình khoa học của các nhà nghiên cứu trước, chúng tui tiếp tục làm sáng tỏ vấn đề truyền thống và cách tân trong tập thơ Lửa thiêng để thấy được những đóng góp to lớn của Huy Cận đối với tiến trình thơ ca hiện đại Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tính truyền thống và những vấn đề cách tân trong tập Lửa thiêng của Huy Cận để thấy được sự kế thừa những giá trị truyền thống thơ ca các thời kì trước đồng thời thấy được những đổi mới, sáng tạo thể hiện tài năng và phong cách của Huy Cận trong quá trình sáng tác của mình.
5

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tui tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: Khái quát về “truyền thống” và sự “cách tân” trong thơ
Các phương diện thể hiện việc vận dụng các yếu tố truyền thống và
những sáng tạo riêng của Huy Cận qua tập thơ Lửa thiêng.
Rút ra những kết luận và nêu lên những đề xuất về hướng tiếp cận mới
với thơ Huy Cận nói chung và tập thơ Lửa thiêng nói riêng. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát yếu tố truyền thống và cách tân trong tập thơ Lửa thiêng, khóa luận khẳng định những đóng góp nổi bật của Huy Cận đối với một chặng đường phát triển mới của thơ hiện đại Việt Nam. Vì vậy, tập thơ Lửa thiêng gồm 50 bài thơ sẽ là đối tượng chính để chúng tui nghiên cứu.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
dòng có một cành củi khô trôi nổi vô hướng. Củi một cành khô là củi đã
không còn tồn tại sự sống (khô), ít ỏi, lẻ loi (một), trôi nổi (lạc), vô phương, vô hướng (mấy dòng). Huy Cận cảm nhận mình giống như một cành củi khô bơ vơ vô định, trôi dạt giữa dòng nước mênh mang. Đó cũng là tình trạng chung của các nhà thơ mới chưa tìm thấy lối đi, họ vẫn cô đơn, lạc lõng giữa dòng đời. Dường như thi sĩ không tìm thấy bất kì sự liên kết nào đến với nhân dân, thân phận của những người theo nghiệp văn chương có chăng cũng như những đám bèo trôi nổi mênh mang. Tất cả đều là con số 0: không một chuyến đò, không cầu, không một chút niềm thân mật.
Những câu thơ đọc như để tả cảnh, nhưng thực chất là thi sĩ thể hiện nỗi cô đơn của chính mình, của thế hệ mình.
3.3. Thế giới ngôn từ trang trọng, giàu sắc điệu
“Thơ ca là một ngôn ngữ trong ngôn ngữ” (Paul Valery). Văn học là nghệ thuật ngôn từ, tức là sự thể hiện của ngôn ngữ cá nhân trong giao tiếp xã hội, trong sáng tác văn chương. Ngôn ngữ là một phương tiện quan trọng và
cũng là yếu tố cơ bản để tạo nên và quyết định giọng điệu, phong cách sáng
tác của từng cây bút.
Thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trong phong trào Thơ mới, được đào tạo theo
chương trình giáo dục của Pháp nhưng Huy Cận vẫn luôn tự ý thức khi sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và đặc biệt là trong sáng tác, thể hiện tình yêu tiếng Việt sâu sắc.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D tìm hiểu về koji và ứng dụng koji trong sản xuất các sản phẩm lên men truyền thống Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường làng nghề nấu rượu truyền thống xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang Khoa học Tự nhiên 0
D thành phần và vai trò của hệ vi sinh vật trong bánh men rượu truyền thống và hiện đại Khoa học Tự nhiên 0
D Hoàn thiện công nghệ, thiết bị và xây dựng dây chuyền sản xuất rượu đặc sản truyền thống, quy mô công nghiệp công suất 3 triệu lít năm Khoa học Tự nhiên 0
D Công nghệ máy mài và hệ thống truyền động cho động cơ quay chi tiết máy mài tròn Khoa học kỹ thuật 0
D Slide hệ thống truyền dẫn và thiết kế hệ thống truyền dẫn soliton Công nghệ thông tin 0
I Tìm hiểu về thái độ và tâm lý của khách hàng truyền thống tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu giày dé Khoa học Tự nhiên 0
L Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch làng nghề truyền thống Hải Dương Kiến trúc, xây dựng 0
A Xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu video tại Đài phát thanh và truyền hình Hải Phòng bằng phương pháp Công nghệ thông tin 0
J Xây dựng hệ thống hiển thị các đại lượng đo và điều khiển cho hệ truyền động điện động cơ dị bộ Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top