daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Kế toán mua bán hàng hoá tại Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Phú An Đông

MỤC LỤC
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN..................................................i PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN..............................................ii LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................iv DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ..........................................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...............................................................................vi MỤC LỤC.................................................................................................................vii LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................2 5. Bố cục bài báo cáo...................................................................................................2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ PHÚ AN ĐÔNG...................................................................................................................3 1.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ..........................................................3
1.1.1. Giới thiệu chung...........................................................................................3 1.1.2. Quá trình hình thành của công ty..................................................................3 1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ................................................................................4 1.1.4. Tầm nhìn và sứ mệnh ...................................................................................5
1.2. BỘ MÁY QUẢN LÝ............................................................................................6 1.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý...................................................................................5 1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận ............................................................6
1.3. BỘ MÁY KẾ TOÁN ............................................................................................7 1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.......................................................................7 1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ các phần hành kế toán.............................................7 1.3.3. Chế độ và chính sách kế toán đang áp dụng tại công ty ................................8
1.3.3.1. Chế độ kế toán.......................................................................................8
1.3.3.2. Hình thức kế toán ..................................................................................9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ TOÁN MUA BÁN HÀNG HÓA............11 2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ....................... 11
ix
2.1.1. Khái niệm...................................................................................................11
2.1.2. Vai trò của hoạt động thương mại đối với doanh nghiệp.............................11 2.2. KẾ TOÁN MUA HÀNG ....................................................................................11 2.2.1. Khái niệm...................................................................................................11 2.2.2. Các cách mua hàng........................................................................11 2.2.3. Phương pháp tính giá nhập kho ..................................................................12 2.2.4. Chứng từ và sổ sách sử dụng......................................................................12 2.2.5. Tài khoản sử dụng......................................................................................13 2.2.6. Nguyên tắc hạch toán ................................................................................. 13 2.2.7. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu .....................................14 2.3. KẾ TOÁN BÁN HÀNG .....................................................................................15 2.3.1. Khái niệm...................................................................................................15 2.3.2. Các cách bán hàng ......................................................................... 15 2.3.3. Phương pháp tính giá xuất kho ................................................................... 16 2.3.4. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ .......................................16 2.3.5. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu........................................................19 2.3.6. Kế toán giá vốn hàng bán ........................................................................... 22 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ PHÚ AN ĐÔNG.............................25 3.1. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY .................................25 3.2. KẾ TOÁN MUA HÀNG TẠI CÔNG TY ...........................................................26 3.2.1. Đặc điểm hàng tồn kho đầu vào..................................................................26 3.2.2. Quy trình mua hàng....................................................................................28 3.2.2. Phương pháp tính giá nhập kho ..................................................................29 3.2.3. Chứng từ và sổ sách sử dụng......................................................................28 3.2.4. Tài khoản sử dụng......................................................................................30 3.3. KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY ............................................................ 33 3.3.1. Quy trình bán hàng.....................................................................................33 3.3.2. Phương pháp tính giá xuất kho ................................................................... 33 3.3.3. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ .......................................33 3.3.4. Kế toán giá vốn hàng bán ........................................................................... 36 3.3.5. Kế toán các khoản giảm trừ........................................................................37
x

CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................40 4.1. CƠ SỞ ĐƯA RA NHẬN XÉT............................................................................40 4.2. NHẬN XÉT........................................................................................................40
4.2.1. Ưu điểm.......................................................................................................40
4.2.2. Hạn chế........................................................................................................41 4.3. KIẾN NGHỊ........................................................................................................42 KẾT LUẬN...............................................................................................................44 PHỤ LỤC..................................................................................................................45
xi

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, đại dịch Covid 19 đã khiến nước ta và cả thế giới chao đảo. Hàng loạt các doanh nghiệp phải đóng cửa vì không đủ kinh phí duy trì các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong những tháng đầu năm 2022 bằng việc đẩy mạnh tiêm vaccine phòng ngừa, tình hình kinh doanh của nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Các doanh nghiệp dần mở cửa hoạt động trở lại và đang trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch. Tuy nhiên do ảnh hưởng của Covid 19 và sự canh tranh giữa các doanh nghiệp thì việc tìm chỗ đứng trên thị trường trở nên khó hơn bao giờ hết.
Dưới sự canh tranh gay gắt trên thị trường thương mại, các doanh nghiệp đòi hỏi phải có các sản phẩm phù hợp để cung ứng nhu cầu của khách hàng, chiến lược kinh doanh, giá cả đi đôi với chất lượng,...để duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp. Hàng hóa, sản phẩm tới tay người tiêu dùng phải đảm bảo chất lượng với một mức giá hợp lý, phù hợp với mọi tầng lớp xã hội. Hoạt động mua bán hàng hóa không chỉ quyết định chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường mà còn là yếu tố quan trọng góp phần ổn định nền kinh tế của nước ta nói riêng và thế giới nói chung.
Để một doanh nghiệp đạt được những thành tựu cũng như hoạt động kinh tế hiệu qủa, hoạt động mua bán hàng hóa là một trong những vấn đề cần được quan tâm và chú trọng trong các hoạt động của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán mua bán hàng hóa, vận dụng lý luận từ kiến thức thu được trên giảng đường kết hợp với thực tế từ công tác kế toán tại công ty TNHH Thương Mại - Dịch Vụ Phú An Đông, tác giả đã chọn đề tài ''Kế toán mua bán hàng hóa'' để làm báo cáo khóa luận tốt nghiệp. Tuy nhiên do thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty không nhiều cũng như vốn kiến thức chưa được phong phú nên bài viết sẽ không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được lời nhận xét cũng như đóng góp từ phía thầy cô để bài viết này có thể được hoàn thiện hơn.
2.
-
-
Mục tiêu nghiên cứu
Bài viết này nhằm thể hiện các mục tiêu cơ bản sau đây:
Giới thiệu khái quát về thông tin về quá trình hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ hoạt động, bộ máy quản lý, bộ máy kế toán tại công ty TNHH Thương Mại - Dịch Vụ Phú An Đông.
Nêu ra cơ sở lý luận của công tác kế toán mua bán hàng hóa tại công ty.
1

- Phản ánh thực trạng công tác kế toán mua bán hàng hóa tại công ty,
- Đưaracácưuđiểmvàhạnchếmàcôngtycòngặpphải.Từưunhượcđiểmđãnêu, tác giả đóng góp những ý kiến để hoàn thiện hơn công tác kế toán mua bán hàng
hóa tại công ty.
3. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết kết hợp các phương pháp nghiên cứu phổ biến sau đây:
- Thu thập dữ liệu từ chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính, các thông tin từ phòng hành chính và phòng kế toán tại công ty.
- Thu thập dữ liệu, thông tin từ các trang mạng, các nguồn trích dẫn để làm phong phú thêm phần hành kế toán mua bán hàng hóa tại công ty.
- Quan sát, tìm hiểu cách thức làm việc và phỏng vấn nhân viên kế toán mua bán hàng hóa tại công ty.
4. Phạm vi nghiên cứu
Xét về mặt không gian và thời gian, phạm vi của đề tài bao gồm:
- Về mặt không gian, tác giả tiến hành thực tập tại công ty TNHH Thương Mại - Dịch Vụ Phú An Đông ở địa chỉ 117 đường Linh Trung, phường Linh Trung Thành phố Thủ Đức
- Về mặt thời gian, được sự cho phép của công ty, tác giả thực tập từ tháng 9/2021. đến tháng 12/2021 . Ngoài ra, toàn bộ số liệu trong bài báo cáo này được lấy ở năm 2021.
5. Bố cục bài báo cáo
Nội dung của đề tài bao gồm 4 chương:
- Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Thương Mại - Dịch Vụ Phú An Đông
- Chương 2: Cơ sở lý luận của kế toán mua bán hàng hóa
- Chương 3: Thực trạng công tác kế toán mua bán hàng hóa tại công ty TNHH Thương
Mại - Dịch Vụ Phú An Đông
- Chương 4: Nhận xét và kiến nghị
2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ PHÚ AN ĐÔNG
1.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 1.1.1. Giới thiệu chung
Trong suốt thời gian tìm hiểu cũng như thực tập tại công ty kết hợp với một số thông tin thu thập được từ phòng hành chính và phòng kế toán, tác giả đã tổng hợp được các thông tin cơ bản về công ty như sau:
- Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ
PHÚ AN ĐÔNG
- Địa chỉ: 117 đường Linh Trung, phường Linh Trung, Thành phố Thủ Đức
- Mã số thuế: 0305661893
- Hình thức sở hữu vốn: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Người thay mặt trên pháp luật: Huỳnh Thị Linh - Giám đốc công ty
- Vốn điều lệ: 3 tỷ đồng
1.1.2. Quá trình hình thành của công ty TNHH Thương Mại - Dịch Vụ Phú An Đông
Công ty TNHH Thương Mại – Dịch vụ Phú An Đông đăng ký kinh doanh các mặt hàng theo quy định của pháp luật và được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép đăng ký kinh doanh ngày 02/05/2008 với mã số thuế là 0305661893. Cho đến nay công ty TNHH Thương Mại – Dịch vụ Phú An Đông đã thành lập được hơn 13 năm.
Người thay mặt theo pháp luật của Công ty TNHH Thương Mại – Dịch vụ Phú An Đông là Huỳnh Thị Linh - cá nhân thay mặt cho công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của công ty, thay mặt cho công ty với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ
Chức năng
- Chức năng chính của công ty TNHH Thương Mại - Dịch Vụ Phú An Đông là kinh doanh các ngành hàng, mặt hàng theo đúng như đã đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
- Công ty TNHH Thương Mại – Dịch vụ Phú An Đông thực hiện các chức năng cơ bản sau:
3

+ Mua bán các văn phòng phẩm và thiết bị điện nước, nội thất... nhằm phục vụ tùy theo nhu cầu sử dụng của người dân.
+ Tích cực khai thác thị trường, mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh sản xuất tiêu thụ sản phẩm trên mọi hình thức bán buôn, bán lẻ phục vụ tận nơi người tiêu dùng.
- Mục tiêu tổng quát:
+ Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, hòa đồng và năng động giữa các nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi để mỗi thành viên có thể phát huy khả năng của bản thân ở mức tối ưu.
+ Xây dựng các kênh phân phối, quản lý, và chăm sóc hệ thống khách hàng hàng đầu tại Thái Nguyên.
Nhiệm vụ
- Tổ chức hoạt động kinh doanh các ngành nghề đã đăng ký theo đúng quy định của pháp luật và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước
- Đảm bảo cho người lao động về các chính sách việc làm theo quy định của Nhà nước
- An ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội phải được tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật
- Việc công khai minh bạch các giấy tờ có liên quan phải được thực thi mọt cách hợp lý
1.1.4. Tầm nhìn và sứ mệnh
Tầm nhìn
- Với quá trình hình thành và phát triển hơn 13 năm qua, mục tiêu của công ty luôn hướng tới tầm nhìn vĩ mô, luôn cỗ gắng tiếp thu những đóng góp và hoàn thiện để có thể tiếp cận người tiêu dùng hơn.
- Khảng định được vị trí của mình trên thị trường thương mại và ngày một mở rộng ra thị trường quốc tế để có thể đem đến cho khách hàng không chỉ là về chất lượng sản phẩm mà còn là sự uy tín, độ tin cậy và lòng tin.
- Nguồn nhân lực ngày càng được tăng cao và đạt hiểu quả tốt nhất. Sứ mệnh
- Sứ mệnh cao cả của công ty là được đưa sản phẩm tới tay nhiều người tiêu dùng hơn với giá cả và chất lượng phù hợp với mọi tầng lớp người tiêu dùng
4

- Các cán bộ, công nhân viên công ty luôn hết sức và làm việc hết mình, nhiệt tình cống hiến để khách hàng luôn được hài lòng không chỉ với sản phẩm mà còn với các dịch vụ khác của công ty.
- Trong những năm tới phải xuất khẩu nhiều mặt hàng hơn. 1.2. BỘ MÁY QUẢN LÝ
1.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý
Công ty TNHH Thương Mại - Dịch Vụ Phú An Đông được bố trí theo cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý như sau:
Giám đốc điều hành
Phòng Kế toán - Tài chính
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận
- Giám đốc điều hành: là người có quyền hành cao nhất công ty, nắm tình hình hoạt động của kinh doanh từ đó đưa ra các chiến lược, phương án và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tiếp theo. Chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả hoạt động cũng như doanh thu lợi nhuận của công ty theo đúng quy định của Nhà nước và pháp luật.
- Phòng Kế toán – Tài chính: giúp việc cho giám đốc về các nhiệm vụ như quản lý tài chính của công ty nhằm đảm bảo có đủ nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh, tiền lương của nhân viên. Bên cạnh đó thực hiện các nhiệm vụ quản lý, giảm sát tình hình kinh doanhh của công ty và chịu trách nhiệm với cơ quan tài chính về các khoản tiền của công ty.
- Phòng Tổ chức - Hành chính: trợ giúp giám đốc trong việc tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý tiền lương của người lao động.
- Phòng Kinh doanh: xây dựng và đưa ra các chỉ tiêu về chất lượng và sản lượng sản phẩm hàng hóa phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty để đưa ra các kế hoạch kinh doanh tiếp theo.
1.3. BỘ MÁY KẾ TOÁN
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Công ty có sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán khái quát như sau:
Phòng Tổ chức - Hành chính
Phòng Kinh doanh
5

Kế toán hàng tồn kho
Kế toán thuế
Kế toán thu - chi
Trường phòng kế toán
Kế toán lương
Kế toán bán hàng
Kế toán công nợ
Kế toán TSCĐ
-
-
Nguồn: Phòng Tổ Chức - Hành Chính
1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ các phần hàng kế toán
Kế toán trưởng: Là người đứng đầu bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm trong việc hỗ trợ Ban giám đốc về công tác kế toán cũng như quản lý tài chính, chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán tại công ty.
Kế toán thuế
+ Lập tờ khai thuế môn bài vào nộp cho cơ quan thuế.
+ Hạch toán các hóa đơn, chứng từ, theo dõi các nghiệp vụ phát sinh hằng ngày phát sinh hằng ngày.
+ Cuối tháng lập báo cáo thuế GTGT, thuế TNCN và nộp tiền thuế theo quy định của pháp luật
+ Lập báo cáo thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của công ty.
+ Cuối năm lập các báo cáo như báo cáo thuế TNDN quý IV, báo cáo thuế, báo cáo quyết toán thuế TNCN và BCTC.
Kế toán bán hàng: Quản lý các công việc liên quan đến hoạt động bán hàng của công ty như xuất hóa đơn bán hàng, ghi nhận doanh thu, xử lý chứng từ và lập hóa đơn bán hàng, thuế GTGT đầu ra, quản lý sổ chi tiết hàng hóa xuất bán,...
Kế toán thu - chi
+ Quản lý các khoản tiền phát sinh, quỹ tiền mặt theo quy định của công ty và các chứng từ có liên quan đính kèm
+ Đối chiếu, kiểm tra nội dung và số tiền trên phiếu Thu/Chi so với các chứng từ gốc
+ Kiểm tra các khoản thu vào và chi ra thật chính xác để nhập hay xuất quỹ tiền
mặt
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
-
-
6

+ Kiểm tra chứ ký của người có thẩm quyền trên các phiếu Thu/Chi và quản lý các chứng từ liên quan
+ Thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến thu tiền
+ Theo dõi thường xuyên khoản tiền gửi ngân hàng
+ Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh lên phần mềm kế toán
- Kế toán lương
+ Quản lý các cán bộ công nhân viên và chấm công hằng ngày
+ Tính lương và các khoản trích theo lương theo quy định của pháp luật + Hạch toán các khoản lương và các khoản trích theo lương.
1.3.3. Chế độ và chính sách kế toán đang áp dụng tại công ty
- Kỳ kế toán năm: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ).
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Doanh nghiệp áp dụng Thông tư 45/2013/TT-
BTC khấu hao TSCĐ. Khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. - Phương pháp tính thuế: Phương pháp khấu trừ.
-
Kế toán công nợ
+ Quản lý, theo dõi và lập báo cáo công nợ
+ Định kỳ gửi thông báo xác nhận nợ đến khách hàng
+ Kiểm tra tình hình thanh toán của khách hàng
+ Lập báo cáo dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi
+ Theo dõi và kiểm tra tình hình mua bán hàng hóa trong và ngoài nước
-
Kế toán TSCĐ
+ Theo dõi và lập báo cáo các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐ của công ty + Phản ánh tình hình tăng giảm, TSCĐ hiện có của công ty
+ Tập hợp các chi phí liên quan đến TSCĐ của doanh nghiệp
+ Trích lập khấu hao TSCĐ hằng năm
+ Lập quyết toán xây dựng cơ bản,
1.3.3.1.
Chế độ kế toán
Công ty TNHH Thương Mại - Dịch Vụ Phú An Đông đã và đang áp dụng các hình
thức, chế độ, hệ thống tài khoản chứng từ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ tài chính. Bên cạnh đó công ty cũng áp dụng các chế độ kế toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam quy định
7

- Giá trị hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, trị giá hàng xuất kho tínhh theo phương pháp bình quân gia quyền.
1.3.3.2. Hình thức kế toán
- Phần mềm kế toán sử dụng
MISA SME.NET hiện đang là phần mềm được sử dụng tại công ty TNHH Thương
Mại - Dịch Vụ Phú An Đông để tính toán, phân tích và lập ra những bảng dự toán chi ngân sách một cách hợp lý.
- Kỳ kế toán năm:
Kỳ kế toán năm bắt đầu từ 01/01 đến 31/12
- Đơn vị tiền tệ sử dụng:
Đơn vị tiền tệ sử dụng là Đồng Việt Nam, ký hiệu là “VNĐ”. Nếu có phát sinh các
nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ thì cần được theo dõi và quy đổi ra Đồng Việt
Nam để thuận tiện cho kế toán trong việc ghi sổ kế toán. Với các loại ngoại tệ không thể quy đổi ra trị giá Đồng Việt Nam thì phải được quy đổi ra loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam và với loại ngoại tệ đó.
- Chế độ kế toán áp dụng
Công ty áp dụng hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, ban hành theo quyết định số: 200/2014/TT-BTC, ngày: 01/01/2015 của bộ trưởng bộ tài chính.
- Hình thức kế toán
Công ty TNHH Thương Mại – Dịch vụ Phú An Đông áp dụng hình thức sử dụng kế toán trên máy vi tính.
8

S.ơ đồ 1.3 Sơ đồ ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
Nguồn: Phòng Kế toán
- Giải thích sơ đồ:
+ Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán thu nhận các chứng từ và hạch toán trên máy tính thông qua phần mềm Misa.
+ Lập sổ chi tiết và sổ tổng hợp của từng tài khoản qua phần mềm Misa. Đưa vào sổ nhật ký chung dựa vào các chứng từ sau đó chuyển qua sổ chi tiết tài khoản trên phần mềm. Cuối tháng phần mềm tổng hợp các tài khoản đối ứng vầ chuyển sang sổ tổng hợp
Tóm tắt chương 1
Ở chương này tác giả đã nêu một số thông tin chung như tóm lược quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Thương Mại - Dịch Vụ Phú An Đông, các nhân tố tác động đến quá trình hình thành và phát triẻn (khó khăn, thuận lợi), ngoài ra tác giả cũng đề cập một số thông tin khác như chức năng nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động, tầm nhìn sứ mệnh, Kết quả kinh doanh của công ty như hệ thống báo cáo tài chính, vai trò và ý nghĩa của thông tin kế toán tài chính và chiến lược phương hướng phát triển của công ty cũng được đề cập trong chương 1. Việc tìm hiểu các thông tin về công ty tạo điều kiện quan trọng đề tìm hiều về các chương tiếp theo.
9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN MUA BÁN HÀNG HÓA 2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
2.1.1. Khái niệm
- Tất cả các hoạt động và hình thức kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh được gọi là hoạt động thương mại.
- Đặc điểm chung của hoạt động kinh doanh thương mại là đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng bao gồm các hoạt động như cung ứng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ theo các hình thức khác nhau.
- Ngoài ra hoạt động kinh doanh thương mại không chỉ là mua bán hàng hóa, dịch vụ mà còn là hoạt động đầu tư cho sản xuất dưới dạng trực tiếp hay gián tiếp.
2.1.2. Vai trò của hoạt động thương mại
“Mua hàng là giai đoạn đầu tiên của hoạt động kinh doanh thương mại, là quá trình vận động của tài sản DN từ hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hóa.”
Nguồn: Giáo trình Kế toán tài chính Doanh nghiệp thương mại
2.2.2. Các cách mua hàng
“DN thương mại có thể mua hàng hoá từ các DN trong nước (DN sản xuất, DN thương mại khác), thị trường tự do hay nhập khẩu của các DN nước ngoài theo 2 phưong thức: mua hàng trực tiếp và chuyển khoản.
- Theo cách mua hàng trực tiếp, căn cứ vào họp đồng kinh tế đã ký kết, DN
cử cán bộ nghiệp vụ đến mua hàng ở bên bán và trực tiếp nhận hàng chuyển về DN bằng phương tiện vận chuyển của DN hay thuê ngoài. Tiền mua hàng có thể thanh toán bằng tiền mặt ứng mua hảng hay thanh toán qua ngân hàng tuỳ từng trường hợp vào hợp đồng mua hàng.
- Theo cách chuyển hàng, căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết, bên bán định kỳ chuyển hàng cho DN bằng phương tiện vận tải của bên bán hay thuê ngoài
Hoạt động thương mại được diễn ra với các vai trò như:
- Tạo điều kiện thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển vì các sản phẩm có trên thị trường đều thông qua hoạt động sản xuất
- Giữ vai trò trong việc điều tiết hoạt động sản xuất 2.2. KẾ TOÁN MUA HÀNG
2.2.1. Khái niệm
10

để giao hàng cho DN tại địa điểm quy định trong hợp đồng. Chi phí vận chuyển bên nào phải trả tuỳ từng trường hợp vào điều kiện quy định trong hợp đồng.
Nguồn: Giáo trình Kế toán tài chính Doanh nghiệp thương mại”
2.2.3. Phương pháp tính giá nhập kho
Giá nhập = Giá trị trên hóa đơn + Chi phí mua hàng - Các khoản giảm giá
- Giá trị trên hóa đơn là giá trên hóa đơn GTGT hay trên hóa đơn bán hàng
- Các chi phí mua hàng gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản và các chi phí liên
quan khác.
- Các khoản giảm giá hàng bán như chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán,
giảm giá hàng bán...
1. Cách tính giá nhập kho hàng hóa mua trong nước
Giá nhập = Giá trị trên hóa đơn GTGT + chi phí vận chuyển, bốc dỡ - các khoản giảm giá
2. Cách tính giá nhập kho hàng hóa nhập khẩu
Giá nhập = Giá trị hàng mua + chi phí mua hàng + thuế NK, thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường (nếu có), thuế GTGT hàng nhập khẩu - các khoản giảm giá
- Chi phí mua hàng gồm : vận tải, bốc dỡ. lưu kho, chi phí mở thủ tục hải quan,...
- Dựa vào tờ khai hải quan để xác định giá trị và các khoản thuế phải chịu.
2.2.4. Chứng từ và sổ sách sử dụng
- Hoá đơn GTGT. hoá đơn bán hàng.
- Phiếu nhập kho (mẫu số 01-VT).
a. Chứng từ
- Biên bản kiểm nhiệm hàng hoá (mẫu số 03-VF).
- Bảng kê mua hàng (mẫu số 06-VT).
- Phiếu chi, giấy báo Nợ.
b. Sổ sách
- Sổ chi tiết mua hàng
- Sổ chi tiết nhập, xuất, tồn hàng hóa
- Thẻ kho
2.2.5. Tài khoản sử dụng
11

“TK 156
-
- Số tiền ứng trước cho người bán
- Số tiền người bán chấp nhận giảm giá
hàng bán, CKTT và CKTM cho doanh nghiệp vào khoản nợ phải trả người bán
Số dư bên Nợ
- Trị giá mua vào của hàng hóa tồn kho
- Chi phí thu mua của hàng hóa tồn kho
Số tiền đã trả cho người bán
-
- Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá
tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của số hàng hóa đã nhận khi có hóa đơn thông báo chính thức.
Số tiền phải trả cho người bán
Tài khoản 156 - “Hàng hóa” có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1561 - Giá mua hàng hóa
- Tài khoản 1562 - Chi phí thu mua hàng hóa
- Tài khoản 1567 - Hàng hóa bất động sản”
2.2.6. Nguyên tắc hạch toán
Nguồn:Thông tư 200/2014/TT-BTC
“Tài khoản 156 - Hàng hóa
A) Dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại hàng hóa của doanh nghiệp bao gồm hàng hóa tại các kho hàng, quầy hàng, hàng hoá bất động sản.
B) Kế toán nhập, xuất, tồn kho hàng hóa trên tài khoản 156 được phản ánh theo nguyên tắc giá gốc quy định trong Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho”.
- Giá gốc của hàng hóa mua vào được tính theo từng nguồn nhập và phải theo dõi, phản
ánh riêng biệt trị giá mua và chi phí thu mua hàng hóa.
- Để tính giá trị hàng hóa tồn kho, kế toán có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
+ Phương pháp nhập trước - xuất trước;
+ Phương pháp thực tế đích danh;
+ Phương pháp bình quân gia quyền;
- Chi phí thu mua hàng hóa trong kỳ được tính cho hàng hóa tiêu thụ trong kỳ và hàng
hóa tồn kho cuối kỳ. Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí thu mua hàng hóa tuỳ từng trường hợp tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp nhưng phải thực hiện theo nguyên tắc nhất quán.
12

d) Trường hợp mua hàng hóa được nhận kèm theo sản phẩm, hàng hóa, phụ tùng thay
thế (đề phòng hỏng hóc), giá trị hàng hóa nhập kho là giá đã trừ giá trị sản phẩm, hàng hóa, thiết bị, phụ tùng thay thế.
đ) Kế toán chi tiết hàng hóa phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm hàng
hóa.”
2.2.7. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC
Tài khoản 156 - “Hàng hóa”
2.3. KẾ TOÁN BÁN HÀNG
2.3.1. Khái niệm
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ hạch toán tài khoản 156
Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC
“Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của một DN thương mại, là quá trình chuyển giao quyền sở hữu hay quyền kiểm soát về hàng hoá từ người bán sang người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ hay quyền được đòi tiền ở người mua.”
Nguồn: Giáo trình Kế toán tài chính Doanh nghiệp thương mại
2.3.2. Các cách bán hàng
Để đưa các sản phẩm tới tay người tiêu dùng, các doanh nghiệp thường áp dụng một
số cách bán hàng phổ biến sau:
13


Sơ đồ 2.2. Một số cách bán hàng phổ biến
-
- Phương pháp thực tế đích danh
- Phương pháp bình quân gia quyền
Theo phương pháp này, kế toán phải theo dõi được đơn giá của từng lần nhập và giả thiết so hàng hoá nào nhập kho Irước thì sẽ được xuất bán trước. Như vậy, giá trị hàng tồn kho cuối kỳ thường sát với giá của hàng hoá trôn thị trường tại thời điểm lập báo cáo hay xác định kết quá. Với giả định như vậy, kế toán sử dụng đơn giá của những lần nhập đầu tiôn trong kỳ để tính trị giá vốn thực tế của những lần xuất đầu tiên trong kỳ
- Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ
ĐG xuất kho BQ = (Trị giá hàng tồn đầu kỳ + trị giá hàng nhập trong kỳ)/(SL hàng tồn đầu kỳ + SL hàng nhập trong kỳ)
quân sẽ được tính lại:
ĐG xuất kho lần thứ n = (Trị giá hàng tồn đầu kỳ + Trị giá hàng nhập trước
3.2.5. Tài khoản sử dụng
- TK 156 - “Hàng hóa” phản ánh tình hình tăng, giảm, biến động trị giá hàng hoá tồn
kho trong kỳ của công ty.
- Tại công ty, tài khoản 156 chỉ có một tài khoản cấp 2 là 1561 dùng để theo dõi và
phản ánh chi tiết cho các loại hàng hóa.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Kế toán mua hàng và thanh toán tiền hàng tại công ty tnhh pro-cut việt nam Luận văn Kinh tế 0
H Hạch toán kế toán nghiệp vụ mua hàng và thanh toán tiền hàng tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại TNC Luận văn Kinh tế 0
Q Kế toán mua hàng hóa tại công ty thương mại dịch vụ tổng hợp GECOSEX Luận văn Kinh tế 0
Q Thực trạng kế toán mua hàng và thanh toán tiền hàng và thanh toán tiền hàng tại công ty dược liệu TW Luận văn Kinh tế 2
S Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ mua hàng và thanh toán tiền hàng tại công ty TNHH thép Thành Đô Luận văn Kinh tế 0
V Tình hình thực hiện công tác kế toán mua bán hàng hoá ở Công ty Thương mại và Đầu tư phát triển Hà N Luận văn Kinh tế 0
C Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ mua hàng và thanh toán tiền hàng trong doanh nghiệp thương mại Luận văn Kinh tế 0
S Kế toán mua - Bán hàng ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu công nghệ và đầu tư xây dựng Luận văn Kinh tế 0
R Kế toán nghiệp vụ mua hàng và thanh toán tiền hàng tại công ty Bách hóa Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
G Tổ chức công tác kế toán mua, bán hàng hoá ở công ty TM TH Tiến Thành Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top