daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Với chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng lịch sử năm 938, nước
ta thoát khỏi 1000 năm Bắc thuộc và từ đây Đại Việt bắt đầu bước vào một
thời kì mới, thời kì độc lập tự chủ.
Năm 1010 nhà Lý được thành lập, trong không khí tưng bừng phấn
khởi khi đất nước độc lập, tinh thần khẳng định quốc gia dân tộc trở thành
một nhu cầu thiết yếu đối với mỗi người dân Đại Việt. Với cảm hứng yêu
nước, tinh thần dân tộc, trong văn học đã dấy lên một phong trào sáng tác thơ
ca để ngợi ca các bậc anh hùng cũng như công cuộc kháng chiến chống ngoại
xâm đáp ứng đời sống tinh thần của con người.
Tiếp nối thành tựu của đời trước, bước vào thời đại nhà Trần, tinh thần
khẳng định quốc gia dân tộc cũng là nguồn cảm hứng bất tận đối với các thi sĩ
giai đoạn này. Những sắc thái tình cảm thể hiện tinh thần yêu nước, tự hào về
những chiến công chống quân xâm lược, về truyền thống đấu tranh bất khuất,
về một nền văn hiến văn hóa lâu đời, về đất nước tươi đẹp phong phú, về con
người có bản lĩnh vững vàng, về cuộc sống yên vui,…đã trở thành đề tài
chính trong hầu hết các sáng tác của các tác giả thời Trần.
Khẳng định quốc gia dân tộc mình, thơ ca thời Trần đã chứa đựng cái
hào khí đặc biệt - Hào khí Đông A - Hào khí Đại Việt gắn với một thời đại
quật khởi chiến thắng ngoại xâm liên tục và cởi mở đón nhận tinh hoa văn
hóa bốn phương.
Xuất phát từ những lí do trên tác giả khóa luận chọn đề tài “Tinh thần
khẳng định quốc gia dân tộc trong thơ ca thời Trần” nhằm làm sáng rõ cả
về nội dung và ý thức nghệ thuật của một thời đại thi ca đi vào lịch sử văn học

Nguyễn Thị Ly


-1-

Khoa Ngữ văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

với những trang sử hào hùng, ngợi ca và tự hào khi khẳng định dân tộc Đại
Việt.
Thơ ca thời Trần cũng có một vị trí thực sự quan trọng trong chương
trình Phổ thông, Cao Đẳng, Đại học. Bởi vậy, với đề tài này, tác giả khóa luận
hi vọng nó sẽ có những đóng góp đáng kể và thiết thực vào công việc giảng
dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường.
2. Lịch sử vấn đề
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV được coi là giai đoạn đặt nền móng cho Văn
học trung đại Việt Nam. Thành tựu văn học của thời kì này tập trung nhiều
vào thời nhà Lý và nhà Trần bởi vậy các nhà nghiên cứu gọi chung là Văn
học Lý - Trần.
Viết riêng về thời Trần đã có nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm đến
thơ ca giai đoạn này như: Đinh Gia Khánh; Nguyễn Phạm Hùng; Nguyễn
Đăng Na; Nguyễn Hữu Sơn; Đoàn Thị Thu Vân; Lê Thu Yến,…Tuy nhiên
không phải tất cả những vấn đề thuộc mọi lĩnh vực trong nguồn thơ ca ấy đều
được họ đề cập đến trong công trình nghiên cứu của mình.
Đinh Gia Khánh (chủ biên), (2006), Văn học Việt Nam (Thế kỉ X - nửa
đầu thế kỉ XVIII), Nhà xuất bản Giáo dục, trang 101 có viết: “Thơ văn đời
Trần khẳng định giá trị của con người, vai trò của nhân dân và do đó có ý
nghĩa nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc. Chủ nghĩa nhân đạo ấy gắn liền với chủ

nghĩa yêu nước, bởi vì khi khẳng định giá trị của con người trong việc bảo vệ
và xây dựng Tổ quốc thì các tác giả cũng đồng thời thể hiện niềm tin tưởng ở
phẩm chất và khả năng của dân tộc mình”. Ở đây tác giả chủ yếu bàn về
phẩm chất và khả năng của con người Đại Việt.
Đoàn Thị Thu Vân, (2007), Con người nhân văn trong thơ ca Việt Nam
sơ kì trung đại, Nhà xuất bản Giáo dục, trang 26 - 27 cũng bàn về con người
trong thơ thời Trần nhưng không phải là con người khí phách mà là con người
Nguyễn Thị Ly

-2-

Khoa Ngữ văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

nhân văn với vẻ đẹp mẫn cảm của tâm linh: “con người thường xuyên tự phản
tỉnh”. “Đó là sự phản tỉnh ở cấp độ con người - nhân loại mang ý nghĩa triết
học” và “ sự phản tỉnh ở cấp độ con người - cá thể mang ý nghĩa nhân sinh”
Lê Thu Yến (chủ biên), Đoàn Thị Thu Vân - Lê Văn Lực, (2003), Văn
học trung đại - Những công trình nghiên cứu, Nhà xuất bản giáo dục, trang
27, lại nói về quan niệm của con người trong thơ Thiền: “Thơ Thiền thời Lý Trần, nhất là thời Trần luôn có xu hướng muốn đạt đến một con người - vũ
trụ…Ấy là con người được giải thoát khỏi những ràng buộc hữu hạn của thế
giới trần thế ngay chính nơi trần thế”.
Nhìn chung các tác giả trên với bài viết của mình chủ yếu khai thác về
con người trong nội dung thơ ca thời Trần.
Bên cạnh đó, cũng có một số tác giả đi vào tìm hiểu những khía cạnh
trên phương diện nghệ thuật như: Nguyễn Đăng Na (chủ biên) - Lã Nhâm

Thìn - Đinh Thị Khang, (2008), Văn học trung đại Việt Nam tập I, Nhà xuất
bản Đại học Sư phạm, trang 20 có nhấn mạnh: “Thơ văn Lý Trần đặt nền
móng một cách vững chắc cho Văn học trung đại Việt Nam từ chữ viết đến thể
loại, từ nội dung đến nghệ thuật, từ cách tư duy nghệ thuật đến cách
tiếp thu, kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại và sáng tạo truyền thống nghệ
thuật riêng cho dân tộc mình”. Đây gần như là sự đúc kết toàn bộ thơ ca của
thời kì Lý – Trần.
Trần Ngọc Vương (chủ biên), (2007), Văn học Việt Nam thế kỉ X đến
Thế kỉ XIX – Những vấn đề lí luận và lịch sử, Nhà xuất bản giá dục, trang 540
lại viết riêng về sự tiếp thu thể loại của cả thời Lý - Trần chứ không đi riêng
vào thời nhà Trần: “ Hệ thống thể loại Văn học Lý - Trần có thể được xem là
một điển hình của quá trình tiếp thu thể loại Văn học Trung Quốc”.
Tiếp thu những khía cạnh mà người đi trước đã nghiên cứu, đồng thời
bổ sung thêm những thiết hụt, những vấn đề chưa được bàn tới, với đề tài
Nguyễn Thị Ly

-3-

Khoa Ngữ văn
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top